Ô nhiễm không khí – Một vấn đề nhức nhối

Ô nhiễm không khí – Một vấn đề nhức nhối

Hiện nay, ô nhiễm môi trường chung và ô nhiễm không khí nói riêng đang là một vấn đề nóng, gây nhiều nhức nhối và bức xúc trong xã hội, nhất là tại các thành phố lớn, nơi mà tập trung mật độ dân cư cao, có nhiều phương tiện giao thông. Rõ ràng, ô nhiễm không khí không chỉ có những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, tác nhân trực tiếp gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu khi làm suy giảm tầng ozon, gây ra mưa axit… Ngày hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về ô nhiễm không khí và những tác hại của nó gây ra.

2

Khái niệm

Ô nhiễm không khí được hiểu là khi không khí có các chất lạ, khí lạ làm mất đi sự trong lành của không khí, đồng thời có những mùi lạ, có trường hợp khiến tầm nhìn bị giảm sút. Ô nhiễm không khí có thể gây ra nhiều hậu quả từ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và sinh vật đến các vấn đề về môi trường khác. Có nhiều tác nhân gây ra ô nhiễm không kí như các chất lơ lửng, ác chất quang hóa, các hợp chất khí halogen, các loại khí ô xít, phóng xạ, hơi xăng bay.. Như vậy, ô nhiễm không khí được gây ra bởi nhiều nguồn khác nhau nhưng được chia làm 2 nguồn chính đó là các nguồn tự nhiên và nhân tạo.

Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

Nguồn tự nhiên

– Ô nhiễm do hoạt động của núi lửa: hoạt động của núi lửa phun ra một lượng khổng lồ các chất ô nhiễm như tro bụi, khí SOx­ NOx, có tác hại nặng nề và lâu dài tới môi trường.

– Ô nhiễm do cháy rừng: cháy rừng do các nguyên nhân tự nhiện cũng như các hoạt động thiếu ý thức của con người, chất ô nhiễm như khói, bụi, khí SOx­ NOx, CO, THC.

– Ô nhiễm do bão cát: hiện tượng bão cát thường xảy ra ở những vùng đất trơ và khô không có lớp phủ thực vật ngoài việc gây ra ô nhiễm bụi, nó còn làm giảm tầm nhìn.

– Ô nhiễm do đại dương: Do quá trình bốc hơi nước biển co kéo theo một lượng muối (chủ yếu là NaCl) bị gió đưa vào đất liền. không khí có nồng độ muối cao sẽ có tác hại tới vật liệu kim loại.

– Ô nhiễm do phân hủy các chất hữu cơ trong tự nhiên: Do quá trình lên men các chất hữu cơ khu vực bãi rác, đầm lầy sẽ tạo ra các khí như metan (CH4), các hợp chất gây mùi hôi thối như hợp chất nitơ (ammoniac – NH3), hợp chất lưu huỳnh ( hydrosunfua – H2S, mecaptan) và thậm chí có cả các vi sinh vật.

Các nguồn nhân tạo

3

Nguồn ô nhiễm do hoạt động của con người tạo nên bao gồm:
  1. Ô nhiễm do sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: ví dụ các nhà máy sản xuất hóa chất, sản xuất giấy, luyện kim loại, nhà máy nhiệt điện (sử dụng các nhiên liệu than, dầu …).
  2. Hoạt động nông nghiệp: sử dụng phân bón, phun thuốc trừ sâu diệt cỏ.
  3. Dịch vụ thương mại: chợ buôn bán.
  4. Sinh hoạt: nấu nướng phục vụ sinh hoạt hàng này của con người (gia đình, công sở…).
  5. Vui chơi, giải trí: khu du lịch, sân bóng … Các nguồn trên có thể coi là các nguồn cố định.

Các hoạt động gây ra ô nhiễm môi trường không khí

–          Các hoạt động tự nhiên như cháy rừng, núi lửa phun trào là những nguyên nhân gây ra hiện tượng ô nhiễm không khí

–          Các hoạt động giao thông vận tải sinh ra lượng khói bụi lớn từ các phương tiện vận chuyển, đặc biệt nghiêm trọng tại các địa phương có mật độ dân số cao, đất chất người đông mà vô cùng ít các không gian xanh

–          Các hoạt động công nghiệp là một trong những nguyên nhân chính gây lên ô nhiễm không khí. Khói bụi do đốt than, do quá trình sản xuất, các chất khi như CO, SO2, … ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân trong khu vực

–          Các hoạt động đun nẫu, sử dụng than củi, than tổ ong của các hộ gia đình có thể gây ô nhiễm cụ bộ tại khu vực hộ gian cư và những hộ xung quanh

Hậu quả của ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí gây ra nhiều hậu quả đến sức khỏe của con người, tác động trực tiếp đến khả năng sinh trưởng và phát triển của nhiều loài sinh vật cùng như ảnh hưởng lâu dài của hệ sinh thái, gây ra nhiều hệ quả thời tiết nghiêm trọng.

Đối với động, thực vật, ô nhiễm không khí tác động trực tiếp đến khả năng hô hấp – một trong những vấn đề sống còn. Ô nhiễm không khí làm ngăn cản sự quang hợp, tác động gián tiếp đến các hoạt động khác của cây. Không khí ô nhiễm không còn tác động gián tiếp lên động vật qua chuỗi thức ăn.

Ô nhiễm không khí khiến các loại tài sản bị hao mòn, giảm độ bền, giá trị sử dụng, tuổi thọ của các vật dụng, thiết bị tại công trường

Ô nhiễm không khí tác động lên tầng khí quyển, gây ra biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính và mưa axit

Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *