Tây Nam Bộ và vấn đề ô nhiễm môi trường
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm phát triển kinh tế, xã hội tuy nhiên cũng kéo theo nhiều vấn đề về môi trường. Ô nhiễm môi trường hiện nay đã trở thành vấn đề vô cùng nhức nhối đối với tất các các tỉnh, thành trên cả nước mà đặc biệt là đối với các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Từ các khu công nghiệp, khu chế xuất cho đến các vùng quê, vùng nông thôn môi trường đều bị ô nhiễm đối với cả không khí, đất và môi trường nước. Nguyên nhân chủ yếu là do rác thải vẫn được xả trực tiếp ra môi trường mà không hề có bất cứ biện pháp xử lý nào.
Phát triển bền vững luôn là vấn đề được ưu tiên trên toàn thế giới, phát triển kinh tế luôn đi kèm với bảo về các giá trị môi trường. Tuy nhiên, trên thực tế, quá trình công nghiệp phát triển dẫn đến các khu công nghiệp, khu chế xuất ra đời cùng với một lượng lớn rác thải, chất phế liệu, chất thải nguy hại từ các nhà máy, xí nghiệp được thải ra đã làm tăng tình trạng ô nhiễm môi trường. Rõ ràng đây là một vấn đề cần được các cấp, chính quyền cần đặc biệt quan tâm, xử lý.
Cần Thơ
Là trung tâm của miền Tây Nam Bộ, Cần Thơ đã từng bước chuyển mình rõ rệt trong sự phát triển về kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, mục tiêu phát triển kinh tế lại không gắn liền với việc bảo vệ môi trường bền vững đã khiến tình trạng ô nhiễm tại nơi đây đi đến hồi báo động. Các vấn đề môi trường mà Cần Thơ phải đối mặt cũng như tình trạng chung của cả nước là các vấn đề vè quản lý chất thải rắn, xử lý nước thải cũng như các vấn đề về thoát nước. Với số lượng khu công nghiệp ngày càng tăng ( 8 khu công nghiệp) thế nhưng tại Cần Thơ lại chưa có một khu xử lý rác thải tập trung, do đó ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp này đang ở mức báo động đặc biệt đối với chất thải rắn và nước thải trong quá trình sản xuất công nghiệp. Không những thế, rác thải sinh hoạt và rác thải y tế cũng chưa được xử lý khi mà tại các khu dân cư vẫn còn tình trạng xả rác thực tiếp gây ô nhiễm nghiêm trọng các kênh rạch còn các bệnh viện thì chưa có các hệ thống xử lý rác thải y tế tập trung. Một nhân tố nữa ảnh hưởng đến môi trường tại Cần Thơ là do tác động của tự nhiên gây lên tình trạng ngập lụt hoặc xói mòn, sạc lở khu vực bờ sông, gây hư hại nhiều công trình, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế cũng như đời sống người dân.
Thực trạng ô nhiễm môi trường tại Cần Thơ là vô cùng rõ ràng, do đó cũng có nhiều chương trình, tổ chức đề ra các giải pháp nhằm giải quyết và hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường như Ngân hàng thế giới ( WSP/WB) và chương trình nước và vệ sinh. Các giải pháp được đề cập tập trung vào các nhóm vấn đề chính như : Hoàn thiện sơ đồ thoát nước mưa, giải quyết tình trạng ngập úng xã hội hóa quản lý chất rắn , lựa chọn công trình xử lý tập trung hay phân tán tùy theo vị trí khu vực và đặc biệt cần hoàn thiện hệ thống chính sách cũng như các quy định đồng về trách nhiệm cũng như sự phối hợp giữa các phòng ban tại Cần Thơ về các vấn đề môi trường.
Trên thực tế, tại Cần Thơ, Bộ Xây dựng cùng với những tư vấn của ngân hàng thế giới ( WB) đã xây dựng chiến lược thống nhất về vệ sinh môi trường. Chiến lược này nhằm xây dựng một hệ thống quản lý nhà nước về môi trơpngf một cách thống nhất trên cơ sở các tiêu chí quản lý chất thải nước thải cũng như cung cấp nước sạch cho người dân dưới sự quản lý cua nhiều cơ quan, đơn vị.
Cà Mau
Cà Mau có hệ thống sông ngòi chằng chịt do đó, từ bao đời nay cuộc sống của người dân đều gắn liền với sông nước. Tuy nhiên gần đây ô nhiễm môi trường đã trở thành một vấn đề báo động ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân khi mà theo sở Tài Nguyên môi trường tỉnh Cà Mau, tại một cuộc khảo sát gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường tại các cửa biến tăng gấp 5 lần cho phép.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng do các tác nhân của tự nhiên như tình trạng sạc lở tại các cửa biển nhưng chủ yếu là do ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn kém khi mà vẫn có tình trạng vứt rác thải ra cửa biển của người dân cũng như xả xăng dầu từ các tàu khai thác thủy sản.
Các khu vực có mức ô nhiễm lớn đồng thời cũng là khu vực có hoạt động khai thác và đánh bắt thủy sản lớn. Ví dụ như cửa biển Khánh Hội thuộc huyện U Minh hiện tại có 700 tàu khai thác với 40.000 người dân sinh sống còn tại khu vực cửa biển Sông Đốc thuộc huyện Trần Văn Thới có đến 3.000 chiếc tàu với khoản 90.000 người khai thác thủy sản tại đây.
Có nhiều biện pháp nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường được đề xuất như : Chính quyền địa phương cần có các biện pháp mạnh tay để xử lý các hành vi gây ô nhiễm cũng như có các biện pháp đầu tư nhằm chống sạc lở và sụt lún. Đồng tình với quan điểm trên, theo ông Nguyễn Văn Ba – Giám đốc sở tài nguyên môi trường, Tình Cà Mau sẽ có nhiều biện pháp nhằm hạn chế tính trạng ô nhiễm môi trường. Có thể kể đến như dùng cây gỗ và đất đá để chống các nơi sạc lở, có biện pháp xử lý mạnh tay các tàu, thuyền xả rác ra sông, giải tỏa các hộ dân lấn chiếm cửa biển, giáo dục ý thức người dân cũng như nạo vét hai cửa biển Khánh Hội và Sông Đốc. Tuy nhiên rõ ràng, vấn đề bảo vệ môi trường không chỉ của riêng ai, nó cần sự vào cuộc, đồng sực, đồng lòng của tất cả cộng đồng, người dân cũng như các cấp chính quyền mà ý thức của người dân đóng vai trò quan trọng nhất.
Xem thêm