Những nguy cơ ô nhiễm môi trường từ Trung Quốc

Những nguy cơ ô nhiễm môi trường từ Trung Quốc

Hiện tại, Trung Quốc là một trong những đất nước ô nhiễm nhất thế giới. Theo kết quả nghiên cứu thì mức độ ảnh hưởng ô nhiễm không khí và nước tại một số tỉnh khu vực biên giới là vô cùng đáng lo ngại. Sau khi kết quả nghiên cứu được nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu công bố đã nhận được sự quan tâm rộng rãi của người dân, mặc dù đây không phải là một vấn đề quá mới thế nhưng cách giải quyết lại gặp vô cùng khó khăn.

1

Thực trạng ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường từ Trung Quốc

Hằng năm, theo gió mùa đông bắc thổi vào nước ta, đồng thời thổi theo một lượng không khí ô nhiễm lớn. Theo kết quả nghiên cứu đã chỉ ra đến 40 – 50 % nồng độ các chất ô nhiễm tại miền bắc nước ta có nguồn gốc ngoài lãnh thổ Việt Nam. Vùng biên giới phía bắc của nước ta có nhiều khu công nghiệp, nhà máy mọc lên rất nhiều.Sự hoạt động của các nhà máy này gây cho không khí tại khu vực đó bị ô nhiễm nghiêm trong, theo gió mùa đông bắc thổi về nước ta.

Những con số thống kê, nghiên cứu quan sát mà nhóm nghiên cứu thu được đã khằng định vào mùa đông – mùa của gió mùa đồng bắc đã có đến 30 % khí CO, 48% khí NO2 và 55 % khí SO2 thổi vào Việt Nam. Vì chiều gió thổi từ đông bắc sang tây nam nên khối không khí ô nhiễm này chỉ thổi một chiều về Việt Nam và không thổi theo chiều ngược lại.

Các tỉnh biên giới như Lạng Sơn, Quảng Ninh là 2 tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi đo được nồng độ CO và NO2 tại các tỉnh này xấp xỉ trong khoảng tứ 0.1 ppm ( đơn vị tính toán nồng độ chất độc) nồng độ chất SO2 cũng lên đến khoảng 0.015 ppm

Mùa hè nước ta ít chịu ảnh hưởng của gió đông bắc nên việc khối không khí ô nhiễm đến Việt Nam là ít hơn, nồng độ các chất ô nhiễm xuất phát từ Trung Quốc cũng nhỏ hơn chí chiếm 1,5% đối với NO2, , 2% với CO và 4% đối với SO2.

Khi nồng độ các chất khi CO2, SO2 cao đã gây ảnh hưởng trực tiếp lên mùa màng, cũng như sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam do các khi trên sẽ tạo ra mưa axit, tác động xấu đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây. Ngoài ô nhiễm không khí, Việt Nam còn phải nhận từ Trung Quốc một lượng lớn chất hữu cơ khó phân hủy.

Những ảnh hưởng trên là khó có thể tránh khỏi

Rõ ràng, tình trạng  ô nhiễm môi trường xuyên biên giới không phải là một vấn đề quá mới mẻ tuy nhiên các giải quyết thì không phải đơn giản, khó có thể tìm thấy những biện pháp có thể giải quyết dứt điểm vấn đề trên. Phó viên trưởng viện khoa học và khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu PGS.TS Dương Hồng Sơn, là chủ nhiệm đề tại nghiên cứu trên cho rằng do các tỉnh phía nam Trung Quốc có nhiều nhà máy nhiệt điện dùng than, tạo ra một lượng khá lớn chất SO2 trong không khí. Ông cho rằng, hiện tại cách giải quyết tốt nhất là phải tăng cường, phối hợp nghiên cứu cũng như quản lý giữa cơ quan chức năng cũng như các nhà khoa học về môi trường giữa Việt Nam và các nước khác có chung đường biên giới mà đặc biệt là Trung Quốc.

Tuy nhiên, ông cũng nhận định đây là một cách gặp rất nhiều khó khăn, vường mặc khi mà Trung quốc có rất ít các đề tài, luận văn nghiên cứu về khoa học môi trường xuyên quốc gia. Các nghiên cứu hiện có chỉ tập trung vào các vấn đề ô nhiễm môi trường trong nước chứ không nghiên cứu các vấn đề bên ngoài biên giới do đó không có trao đổi về thông tin nghiên cứu với Việt Nam.

Chủ tịch hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam ông Nguyễn Ngọc Sinh đã đánh giá cao kết quả nghiên cứu, nó đã phản ánh được phần nào tác động của ô nhiễm môi trường xuyên biên giới, không chí là ô nhiễm nguồn nước ( như nghiên cứu trước đây về ô nhiễm nguồn nước tại thượng nguồn sông Hồng) mà còn có cả ô nhiễm nguồn không khí. ( như nghiên cứu đã chỉ ra)

Mặc dù vậy, nghiên cứu chưa chỉ ra những tác động trực tiếp của ảnh hưởng ô nhiễm xuyên biên giới đến sức khỏe của người dân cũng như năng suất trồng trọt và chăn nuôi.  Ông Sinh cũng nhận định, việc phối hợp nghiên cứu giữa hai bên là một vấn đề nan giải do có liên quan đến nhiều vấn đề về luật pháp quốc tế, pháp lý, ngoại giao… Do đó, trước mắt, chúng ta hãy chủ động đối phó bằng việc trồng cây, gây rừng, phát triển hệ thống rừng phòng hộ, nhằm hấp thụ và ngăn chặn bớt lượng không khí ô nhiễm.

Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *