Những nguyên nhân và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu hệ sinh thái

Những nguyên nhân và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu hệ sinh thái

Các phương pháp tiếp cận bảo tồn hệ sinh thái có nhiều hạn chế, thiếu hụt

Khi mà các tác nhân của biến đổi khí hậu cũng như áp lực của sự phát triển kinh tế càng ngày càng hiện rõ thì các phương pháp nhằm bảo tồn sính đa dạng của hệ sinh thái hiện nay tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được nhận định còn nhiều thiếu xót và hạn chế.

32

Bảo vệ nghiêm ngặt tại các vùng bảo tồn

Việc bảo vệ quá nghiêm ngặt các khu bảo tồn khiến có sự xung đột  giữa các khu bảo tồn và cộng đồng xung quanh khi mà hoàn toàn không có các vùng đệm xung quang các khu bảo tồn này. Hệ quả của vấn đề trên là môi trường xung quang của các khu bảo tồn là cùng đất nông nghiệp được người dân sử dụng để canh tác và nuôi trồng do đó việc sử dụng các hóa chất nông nghiệp phổ biến, các hóa chất này tác động nên môi tại các khu bảo tồn mà ban quản lý khong có quyền hạn để xử lý. Các hoạt động đánh bắt thủy sản tiến hành sát bờ của các khu vực phòng hộ cũng là nguyên nhân khiến các loài sinh vật này không thể tự phát triển ra ngoài ranh giới giữa các khu bảo tồn và khu vực sản xuất của cộng đồng

Tính toàn vẹn của hệ sinh thái chưa được tập trung bảo vệ

Sự đa dạng các hệ sinh thái tại Đồng bằng sông Cửu Long được quan tâm tiến hành tuy nhiên mục đích chỉ là bảo vệ cây mà không phải là bảo vệ tính toàn vẹn của hệ sinh thái. Một dấu hiệu được chỉ rõ khi mà để giảm tỷ lệ cháy rừng do khô hạn, các đê hoặc kênh đào được xây dựng nhằm giữ nước đã vô tình đảo lộn động thái thủy văn khi mà chu trình khô ngập của hệ sinh thái đất ngập nước không được tôn trọng

Các cán bộ của khu vực bảo tồn chỉ xem trọng các yếu tố gỗ, bảo vệ rừng mà không xem trọng đến môi trường đồng cỏ hay các yếu tố hợp thành hệ sinh thái khác.

Chỉ một loài cây rừng

Chỉ trồng một số thực vật nhất định cũng gây ảnh hưởng đến sự đa dạng của hệ sinh thái. Một ví dụ được chỉ rõ là chúng ta chỉ tập trung trồng cây Đước ( năm 1980 ) tại các rừng phòng hộ trong khi loài thực vật có khả năng bồi lắng phù sa là cây Mấn không được chú trọng, điều này dẫn đến sự sạc lở tại các rừng Đước. Một ví dụ khác là tràm được trồng với số lượng lớn tại vùng nội địa trong khi đồng cỏ lại không được chú trọng phục hồi

Không phù hợp trong cách quản lý than bùn

Phương pháp quản lý thủy văn chủ yếu tại các khu vực này là đào kenh mương, đắp đê cao để phòng chống cháy. Tuy nhiên, đây được đánh giá là một phương pháp chỉ có thể hạn chế khả năng cháy rừng mà lại làm mất đi chu kì ngập mặn tại khu vực gây ảnh hưởng đến sự đa dạng của sinh vật cũng như chất lượng và số lượng than bùn trong khu vực rừng U Minh Hạ và U Minh Thượng do than bùn bị rửa trôi trong mùa nước và bị cháy vào mùa khô.

Các giải pháp nhằm tăng thích ứng trong biến đổi khí hậu

33

Các biện pháp nhằm giải quyết thiếu hụt, tăng cường khả năng chống chịu như sau:

Thay đổi phương pháp bảo tồn. Từ những đánh giá ở trên, rõ ràng việc bảo vệ cây là chính mang lại nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến cấu trúc cũng như sự toàn vẹn của hệ sinh thái. Bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước là bảo vệ toàn bộ các thực vật và sinh vật tại hệ sinh thái không đơn thuần là bảo vệ cây trồng trên hệ sinh thái đó

Đồng thời cần thay đổi hình thức của việc quản lý thủy băn để bảo vệ đơpcj đất than bùng bằng cách (a) không có dòng chảy ngang, len lỏi trong lớp than bùn mang oxy vào làm oxy hóa than bùn trong (b) đảm bảo bề mặt của lớp than bùn vẫn ẩm nhưng không ngập nước trong mùa khô, (c)nước nhịp thủy văn hàng năm với điều kiện khô ướt luân phiên theo mùa.

Việc trồng rừng ngập mặn cần được chú ý khi không chỉ trồng duy nhất 1 loại thực vật đơn loài mà phải trồng nhiều loại cây khác nhau nhằm tăng tính đa dạng cũng như khả năng bảo vệ biển.

Tránh việc chỉ có các khu bảo tồn riêng lẻ, cần xây dựng các vùng đệm, xung quanh các khu bảo tồn, kết nối với các khu vực xung quanh, tăng tính đa dạng sinh học. Đánh giá các tác động môi trường khi các khu công nghiệp hoặc dự án công nghiệp được đi vào hoạt động.

Có sự giáo dục người dân địa phương tham gia vào việc bảo vệ rừng ngập nước.

Năm 2016 tình trạng hạn – mặn cực đoan gây ra cho ngành thủy sản và nuôi trồng cũng như trong nông nghiệp những thiệt hại lớn, do đó đã có những đề xuất nhằm đối phó với thực trạng này. Các biện pháp khá quyết liệt được đề ra đắp cửa sông lớn hoặc xây dựng các công trình đê ven biển. Tuy nhiên cần có sự cân nhắc kĩ càng bởi đây là các công trình lớn đầu tư nhiều tiền của đồng thời có thể gây ra sự hối tiếc về sau này do nó sẽ làm xáo trộn hệ thống thủy văn, thay đổi các điều kiện tự nhiên cũng như hệ sinh thái đất ngập nước vốn có.

Xem thêm