Nồng độ pH trong ao nuôi tôm và cách làm giảm hiệu quả

Độ pH ở trong ao nuôi tôm cao hoặc thấp hơn ngưỡng chuẩn là vấn đề khiến cho nhiều bà con nuôi tôm cảm thấy đau đầu và căng não. Do đây là một yếu tố làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển và sinh trưởng con tôm. Vậy làm cách làm để có thể điều chỉnh,  làm giảm nồng độ pH ở trong ao nuôi tôm.

Ở trong ao nuôi tôm, nồng độ pH là yếu tố ảnh hưởng hàn đầu tới tôm. Khi pH tăng cao, gây ra các tác hại tới tôm, khiến cho tôm chậm lớn và yếu dần. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách giảm pH để giúp tôm phát triển khỏe mạnh và nhanh lớn.

Ao nuôi tôm có nồng độ pH lý tưởng là bao nhiêu?

Đối với nuôi tôm thì pH nước thường xuyên thay đổi, đây là nguyên nhân khiến sức khỏe con tôm bị ảnh hưởng. Độ pH phù hợp để nuôi tôm nằm dao động ở khoảng 7,5 tới 8,5, tốt nhất là ở trong khoảng từ 7,5 tới 8,3.

Chú ý: Nồng độ pH trong môi trường nước nuôi tôm ở trong ngày không được biến động thay đổi vượt ngưỡng 0,5. Do nếu biến động lớn khiến cho con tôm bị sốc, bỏ ăn và yếu dần. nếu như pH tăng cao sẽ khiến tôm còi cọc và chậm lớn, đồng thời dễ nhiễm bệnh.

Để kiểm tra được nồng độ pH thì bạn nên dùng máy đo PH bởi thiết bị này cho kết quả chính xác và nhanh chóng. Bạn dễ dàng nhìn thấy được kết quả, so sánh chỉ số pH lý tưởng để có thể điều chỉnh được nồng độ pH trong ao nuôi. Bạn giữ nguyên, tìm cách tăng hoặc hạ độ pH để phù hợp đối với tôm nuôi để tôm nuôi tăng trưởng và sinh trưởng tốt.

PH tăng cao do nguyên nhân nào?

Do các yếu tố mà nồng độ pH trong môi trường nuôi tôm thay đổi, làm ảnh hưởng tới sự tồn tại của con tôm. Nồng độ pH tăng cao do các yếu tố sau đây:

  • Tảo, sinh vật ở trong ao nuôi: Tảo nhiều khiến nồng độ pH trong ao nuôi biến động lớn. Vào ban ngày, bạn thấy pH tăng nhanh thường là do tảo quang hợp, tảo tàn thì pH sẽ giảm.
  • Tính chất của nền đất: Đất phèn chính là nguyên nhân khiến cho nồng độ pH trong ao nuôi tôm xuống thấp. Hay khi trời mưa cũng là một yếu tố làm cho pH giảm mạnh.

Cách giảm pH ở trong ao nuôi tôm hiệu quả

Khi nồng độ pH ở trong ao nuôi tôm đạt cao, làm ảnh hưởng tới sự phát triển và sinh trưởng của tôm, khiến giảm năng suất khi thu hoạch. Do đó, làm giảm nồng độ pH chính là điều mà bà con cần làm.

Nếu như vào buổi sáng, ao nuôi tôm có pH trên 8,3 thì bạn nên dùng mật đường cùng liệu lượng khoảng 0,3kg/1000m2 để hạ pH ở trong ao nuôi, không làm ảnh hưởng tới môi trường sống của con tôm.

Nếu như tảo nhiều, biến động mạnh gây ra hiện tượng nở hoa ở tạo thì bạn nên dùng formol có liều lượng khoảng 3- 4ml.m3 để phun quanh ao giúp làm tảo tàn. Cách này sẽ giúp pH giảm xuống.

Mong ràng với chia sẻ ở trên đây, bà con sẽ hiểu rõ hơn đối với nồng độ pH ở trong ao nuôi tôm, biết cách làm hạ nồng độ pH khi pH quá cao.

Nguồn: Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *