Vai trò, cách quản lý nồng độ pH trong nuôi thủy sản

Vai trò, cách quản lý nồng độ pH trong nuôi thủy sản

Ở trong nuôi thủy sản, nồng độ pH là các thành phần rất quan trọng được nhắc tới nhiều bởi yếu tố đó phản ánh được yếu tố sinh/hóa/lý của môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản nuôi.

Nhưng bà con khi mà nuôi thường bỏ qua, ít quan tâm tới thành phần đó, đây là 1 trong các yếu tố khiến cho năng suất nuôi không như mong muốn. Do đó, ở trong bài viết sau đây, chúng tôi muốn chia ẻ với bạn vai trò và cách quản lý nồng độ pH trong nuôi thủy sản. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Vai trò nồng độ pH trong việc nuôi thủy sản

Nồng độ pH chính là chỉ số đo đối với độ axit, độ kiềm của nước. Do đó, nồng độ pH chính là 1 trong các yếu tố môi trường có vai trò rất quan trọng tới sự ảnh hưởng tới tôm nuôi dinh dưỡng, tỉ lệ sống, sinh trưởng …. Trong việc nuôi thủy sản, nồng độ pH phù hợp dao động ở trong từ 6 tới 9 độ. Do đó, khi nồng độ pH môi trường có sự biến động cao hay thấp gây ra việc chết cá, tôm …. Trong đó:

  • Nồng độ pH quá cao trên 8,5: Môi trường làm cho cá, tôm … trao đổi chất nhiều nên chậm phát triển. Bên cạnh đó đây là nguyên nhân cho nồng độ Ammonia tăng cao. Nó hình thành từ việc trao đổi chất, bài tiết sinh vật. Bên c ạnh đó, chất cặn bã như là thừa thức ăn, tảo chết, rong rêu …
  • Nồng độ pH thấp quá, dưới 5,5: Khả năng cá tôm tích trũ các khoáng chất ở trong cơ thể … bị giảm thấp khiến cho tôm mềm vỏ, gây ra tác hại tới chất nhờn của da cá và tăng được nồng độ H2S cao gây ra ngộ độc.

Kiểm soát nồng độ pH trong nuôi thủy sản

Để có thể đảm bảo được nồng độ pH ở trong giới hạn cho phép thì chọn đất thì chuẩn bị ao nuôi lẫn quản lý ao đều quan trọng. Nồng độ pH có sự thay đổi bởi các yếu tố như thổ nhưỡng, thời tiết, tảo, vi sinh vật. Vào ban ngày thì tảo hấp thụ được lượng CO2 nên nồng độ pH tăng cao, ngược lại ban đêm thì thải CO2 nên nồng độ pH sẽ giảm xuống. Khi nước trong điều kiện nồng độ pH cao thì bạn nên dùng cách sau để giảm nồng độ pH:

  • Dùng phèn nhôm nhằm giảm pH mà không ảnh hưởng tới điều kiện môi trường, làm cho nước trong.
  • Ngâm gỉ đường cùng men vi sinh rồi tiến hành tạt cả ao.
  • Hạn chế cỏ và tảo phát triển mạnh mẽ ở trong ao.

Khi nước trong điều kiện nồng độ pH thấp thì bạn nên dùng:

  • Thường xuyên hút các chất thải, hạn chế lá cây rơi.
  • Dùng máy sủi oxy nhằm tăng cường được độ mạnh, làm cho nồng độ pH tăng cao.
  • Dùng vôi tôi, nước vôi trong hoặc dùng soda để làm tăng độ pH.

Bên cạnh đó, để nhận biết được nồng độ pH ở trong nước nhanh chóng thì bạn nên dùng thiết bị, máy đo pH trong ao. Cách này cho bạn kết quả nhanh chóng và chính xác, từ đó điều chỉnh nồng độ ở trong ao phù hợp.

Nguồn: Tổng hợp