Thả tôm giống, cách chăm sóc và quản lý về môi trường ao nuôi
Để có thể tạo ra môi trường nuôi thủy sản phù hợp, hạn chế tác nhân ảnh hưởng tới sự phát triển, sinh trưởng tôm cần theo dõi thông tin cảnh báo dịch bệnh ở trong khu vực để đưa ra các biện pháp về phòng ngừa.
Chọn, thả giống
Tôm được xem là loài khó nuôi và nhạy cảm với thời tiết, nên khi thời tiết có sự thay đổi được xem là thử thách với tôm. Thời điểm vào cuối năm có khí hậu lạnh nóng thất thường và chất lượng các con giống tôm không được đảm bảo, giảm thiểu các thiệt hại bởi thả tôm không đúng vào thời điểm.
Chọn giống
Bạn nên mua tôm có xuất xứ và nguồn gốc rõ ràng, được kiểm dịch tốt. Bên cạnh đó, bạn cần kiểm tra giống tôm bằng cảm quan tại bể bằng cách sử dụng phương pháp thử gây sốc, kiểm tra bằng kính hiển vi, kiểm tra trực quan.
Thả giống
Đối với thả tôm sú thì bạn nên thả 15 – 20 con/m2 khi nuôi thâm canh, còn bán thâm canh thì thả 8 – 14 con/m2. Với tôm chân trắng thì bạn có thể thả khoảng 30 – 60 con/m2 hoặc 60-80 con/m2 với hộ có nhiều kinh nghiệm.
Còn cách thả thì trước khi tiến hành thả giống, bạn cần kiểm tra nguồn nước bằng cách sử dụng máy đo độ pH giữa trại nuôi, ao nuôi để có thể điều chỉnh được môi trường nuôi tôm giúp cho tôm không bị sốc.
Trước khi thả, bạn cũng nên chạy quạt nước để đảm bảo nguồn nước có đủ lượng oxy hòa tan. Bên cạnh đó, bạn nên thả tôm vào buổi sáng sớm hoặc là chiều mát, tránh thả tôm khi đang mưa hay trời nóng.
Quản lý về môi trường ao nuôi tôm
Để có thể tạo ra môi trường phù hợp, hạn chế tác nhân ảnh hưởng tới sự sinh trưởng tôm cần phải theo dõi quan trắc cảnh báo dịch bệnh ở trong khu vực để đưa ra biện pháp xử lý và phòng ngừa phù hợp.
Bạn có thể chủ động về nguồn nước cấp vào trong ao nuôi cũng như chủ động về quản lý ao nuôi để điều chỉnh thích hợp và kịp thời:
- Độ pH trong ao biến đổi theo thời gian. Bạn nên sử dụng máy đo pH để có thể đo nước thường xuyên, nhất là vào lúc 6 giờ sáng và 18 giờ chiều mỗi ngày. Nếu như pH thấp thì bạn nên dùng vô tôi để tạt khắp ao. Còn nếu như PH cao thì bạn nên dùng mật đường kết hợp vi sinh để cho vào ao và thay nước.
- Độ trong: nếu như dưới 25cm thì bạn nên thay nước ở tầng mặt dao động 15 – 20% lượng nước ở trong ao nuôi để có thể loại bỏ tạo. Nếu như nước có bọt hay độ trong trên 50cm thì bạn nên bón phân NPK gây ra màu nước.
- Hàm lường oxy hòa tan: Sử dụng máy đo oxy hòa tan để kiểm tra nồng độ oxy hòa tan. Nếu như Do thấp hơn 4mg/l với tôm sú và ở dưới 6mg/l với tôm chân trắng chính là tôm có biểu hiện như kéo đàn, nổi đầu, dạt bờ …
Với chia sẻ trên đây, hy vọng các bạn đã có được các kiến thức hữu ích. Nếu còn băn khoăn về nuôi tôm, bạn hãy để lại comment, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn.
Nguồn: Tổng hợp