CÁCH TÍNH HÀM LƯỢNG KIỀM HYDROXIDE, CARBONATE, BICARBONATE
- Tính độ kiềm Phenolphthalein (OH-)
- Tính độ kiềm Bicarbonate (HCO3-)
- Tính độ kiềm Carbonate (CO3-2)
1. Độ kiềm phenol P: Tính Được khi cho 2 giọt AK1 vào tiến hành đếm bao nhiêu giọt AK5(mỗi giọt 5 ppm) hay AK6(25ppm)
2. Độ kiềm T Bicarbonate HCO3– : Khi đã chuẩn độ được kiềm tự do, dung dịch mất màu thêm 1 muỗng AK4 vào dung dịch chuyển sang màu xanh lá cây. Tiếp tục chuẩn độ đếm số giọt của AK5 va2 AK6 đến khi vừa chuyển sang màu đỏ tía thì dừng lại.
Dựa trên kết quả có thể tính độ kiềm do các ion khác nhau gây ra theo bảng sau:
Kết quả chuẩn độ | Độ kiềm [OH]– | Độ kiềm[CO32-]= | Độ kiềm [HCO3–] |
P=0 | 0 | 0 | T |
P<T/2 | 0 | 2P | T-2P |
P=T/2 | 0 | 2P | 0 |
P>T/
2 |
2P-T | 2(T-P) | 0 |
P=T | T | 0 | 0 |
Trong đó
P: độ kiềm phenolphthalein, hay
T: độ kiềm Bircabonate hay Độ kiềm tổng
Ví dụ: Đo kiềm bước 1 P là X = 40, 50, 60 ppm và bước 2 là T(hay M) =100ppm. Mình có sự lý giải và phân tích chi tiết như bên dưới.
1.Độ kiềm P ở bước 1 P(alkalinity)= 0 hay vừa chuyển hồng nhẹ, và độ kiềm tổng ở bước 2 là 100ppm. Thì dựa theo bảng trên: [OH]– = 0; [CO32-]= 0 và kiềm HCO32-= 100ppm.
- Độ kiềm P ở bước 1: P (alkalinity)= 40ppm< (1/2 độ kiềm bicarbonate ở bước 2 100ppm), Thì dựa theo bảng trên: [OH]– = 0; [CO32-]= 2×40 và kiềm HCO32-= 100ppm-(2×40)= 20ppm
- Độ kiềm P ở bước 1: P(alkalinity)= 50ppm= (1/2 kiềm Bircabonate) ở bước 2 100ppm/2=50ppm, Thì dựa theo bảng trên: [OH]– = 0; [CO32-]= 2×50=100ppm và kiềm HCO3– = 100ppm-(2×50)= 0ppm
- Độ kiềm P ở bước 1: P(alkalinity)= 60ppm>(1/2 ) ở bước 2 100ppm/2=50ppm, Thì dựa theo bảng trên: [OH]– = 2×60-100=20ppm; [CO32-]= 2x(100-60)=80ppm và kiềm HCO32-= 0ppm
Tham khảo thêm kit kiểm tra nhanh acid tổng