Trong nuôi trồng thủy sản, độ kiềm trong môi trường nước thay đổi sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố lý, hóa sinh và sức khỏe của thủy sản. Nếu độ kiềm biến động lớn có thể làm tôm, cá bị sốc, yếu và bỏ ăn. Nếu độ kiềm cao kéo dài sẽ làm tôm chậm tăng trưởng, còi cọc, dễ nhiễm bệnh, hao hụt
+ Độ kiềm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cá khi có sự thay đổi đột ngột, cá có thể bị stress hay bị chết
+ Tuy nhiên, ảnh hưởng quan trọng hơn là ảnh hưởng gián tiếp của độ kiềm thông qua môi trường nước. Độ kiềm ảnh hưởng đến nồng độ hoà tan các muối dinh dưỡng, đến độ cứng của nước, thành phần các độc tố. Cụ thể như khi độ kiềm càng cao, hàm lượng ammonia dạng không phân ly (NH3) càng nhiều và rất có hại cho cá. Chỉ số pH liên quan đến độ cứng và độ kiềm của nước. Khi độ cứng và độ kềm ổn định, độ pH ít thay đổi, độ pH ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của cá cảnh, đến bệnh tật, đến việc tạo màu sắc… Đối với những loài cá cảnh, trong giai đoạn sinh sản, sự thay đổi pH, dù ở mức độ nhẹ, sẽ làm tổn thương rất lớn đến quá trình sinh sản. Trực tiếp tác động đến các sản phẩm sinh sản như trứng sẽ bị thoái hóa, kéo dài thời gian tạo noãn hoàn của các noãn bào, chậm quá trình chuyển giai đoạn của trứng giữa các phrase trứng. Các tế bào sinh dục lần lượt bị hủy diệt, làm cho việc sinh sản không thành công. Để ổn định độ pH, trước tiên cần ổn định độ cứng và độ kềm của nước. Khi độ kiềm tăng cao, cá tăng cường trao đổi chất, tiêu hao nhiều năng lượng, làm cá chậm lớn, hao hụt nhiều. Độ kiềm cao thì chất kiềm cũng phá hủy mang và da của cá. Ao hồ có độ kiềm trong khoảng 20 – 150 mg/l thì thích hợp cho phiêu sinh vật (plankton) cũng như tôm cá.
Quản lý độ kiềm
– Tăng độ kiềm:
+ Tăng cường sục khí trong hồ hay bể chứa nước có ánh sáng, tăng cường quang hợp, giảm nồng độ CO2, tăng độ pH
+ Dùng nước vôi trong đã pha sẳn để trung hòa
– Giảm độ kiềm:
+ Dùng acid phosphoric hoặc dùng đường cát bón xuống ao, tăng cường sự hoạt động của hệ vi sinh vật có lợi để phân huỷ mùn bã hữu cơ, sản sinh ra khí CO2, kéo độ kiềm giảm xuống
+ Lọc sinh học cũng giúp giảm độ kiềm nước
+ Sử dụng Fomol phun xuống ao với liều lượng 3 – 4 ml/m3 nước ao
Cách xác định hàm lượng Test KH bằng Test Sera
1, Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh trước và sau mỗi lần kiểm tra. Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng
2, Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra , sau đó đổ 5 ml mẫu nước vào lọ, lau khô bên ngoài lọ
3, Nhỏ từng giọt thuốc thử vào mẫu nước cần kiểm tra (lắc đều lọ nước sau mỗi giọt) cho đến khi màu của dung dịch trong lọ chuyển từ màu xanh sang màu vàng
4, Lấy số giọt thuốc thử nhân với 17,9 sẽ tính được hàm lượng mg/l CaCO3 hoặc nhân với 21,8 sẽ tính được hàm lượng mg/l HCO3-
Bảo quản: Đóng nắp chai thuốc thử ngay sau khi sử dụng, lưu trữ nơi thoáng mát và để tránh xa tầm tay trẻ em