Những lưu ý trong việc cải tạo ao nuôi tôm

Trước các vụ nuôi tôm, ao nuôi cần cải tạo lại theo đúng kỹ thuật nhằm mang đến hiệu quả cao cho vụ nuôi sắp tới, tránh những thiệt hại có thể xảy ra.

Xới đất đáy ao

Phương pháp áp dụng phổ biến là cải tạo khô cùng với việc xới ao nhằm thúc đẩy được quá trình oxy giúp nhân hủy các chất hữu cơ, hạn chế  các mầm bệnh. Đất được xới và ủi làm đất thoáng bởi các khu vực yếm khí bởi tích tụ các chất hữu cơ cùng khí H2S, trừ trường hợp không cày xới, ngăn chặn xói mòn khi mà đất ao có tính axit bởi chứa quạng sắt, làm pH giảm đi nghiêm trọng. Các bạn có thể sử dụng máy đo PH, máy đo CO2 để kiểm tra nồng độ để đảm bảo có môi trường phù hợp cho tôm nuôi. Máy đo PH, CO2 tích hợp công nghệ tiên tiến giúp bạn có thể kiểm soát môi trường hiệu quả, biết nồng độ chính xác.

Phơi đáy ao

Sau vụ nuôi cần phải rửa sạch đáy ao, bơm bùn tới ao chứa bùn để có thể phơi khô, đổ bỏ. Bên cạnh đó, bạn cần chú ý không nên bơm, đổ bùn lên trên bờ ao bởi nước mưa đem chất thải quay lại ao. Rửa ao, xả vài lần tới khi sạch thì phơi đáy ao. Đây là bước rất quan trọng, cần thiết trong việc cải tạo ao nuôi tôm. Môi trường đáy ao cải tạo một cách kỹ lưỡng, quản lý tốt sẽ giúp tạo ra điều kiện cho tôm phát triển, tăng trưởng tốt. Sau vụ nuôi thì đáy ao cần phơi khô tới khi đất nứt. Biện pháp này giúp tiêu diệt được mầm bệnh và giải phóng được các độc khí ở trong nền đáy cũng như phân hủy được chất thải hiệu quả, gây màu nước cho ao nuôi đạt hiêu j quả cao.

Bón vôi

Theo nhiều chuyên gia cho biết, bón vôi mang đến nhiều tác dụng như làm bùn ao tơi xốp hơn, cải tạo được điều kiện không khí đáy ao, thúc đẩy nhanh việc hpana giải chất hữu cơ ở trong ao, đồng thời tăng độ dinh dưỡng, độ pH ổn định, giải phóng được các chất N, P, K ở trong bùn. Tiến hành xới đất ở đấy ao có độ sâu khoảng 5 – 10cm ròi tiến hành rải vôi theo liều lượng phù hợp để nồng độ pH ổn định, tiêu diệt được các mầm bệnh từ những vụ nuôi trước đó, phân hủy khí độc.

Bón phân

Các ao nuôi cần phải bón phân để gây màu nước giúp thực vật và động vật phát triển làm thức ăn cho tôm, bên cạnh đó hạn chế phát triển loài tảo đáy, hấp thụ chất độc từ các thức ăn thừa, chất thải của tôm khi nuôi tôm. Bón phân bón hòa tan cùng nước trước khi tiến hành tạt ở khắp ao để có thể tránh được quá trình lắng đáy làm giàu các chất dinh dưỡng giúp tảo đáy có thể phát triển. Phân bón vào ao sẽ phụ thuộc vào các diện tích ao, liều lượng bón từng loại khác nhau.

Tiến hành xử lý nước trong ao

Bên cạnh việc cải tạo ao bằng cách trên thì bạn cũng cần tiến hành xử lý nước trong ao để đảm bảo nguồn nước sạch không gây ô nhiễm, chứa các vi khuẩn gây bệnh cho tôm.

  • Bước đầu tiên, bạn cần làm lắng nước, lọc qua lưới nhằm hạn chế rác, ngăn chặn tôm tự nhiên vào. Lắng trong thời gian 10 – 20 ngày.
  • Tiếp đó, chuyển nước đó vào ao nuôi, lọc qua vải kate.
  • Sau cùng là chạy quạt để có thể diệt tạp và diệt khuẩn

Trên đây là cách cải tạo ao nuôi tôm, các bạn cần chú ý để thực hiện đúng kỹ thuật, giúp nuôi tôm phát triển sinh trưởng tốt, từ đó giúp vụ nuôi đạt hiệu quả cao.

Nguồn: Tổng hợp