Lịch mùa vụ thả nuôi tôm nước lợ năm 2021
Gần đây, tổng cục Thủy sản đã ban hành Công văn số 2620/TCTS – NTTS khung lịch mùa vụ thả nuôi tôm nước lợ của năm 2021.
Theo như Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đã dự báo thì nguy cơ về xâm nhập mặn của mùa khô vào năm 2020 – 2021 tiếp tục, gay gắt tại Đồng bằng sông Cửu Long, tương đương năm 2015 – 2016, có thể như năm 2019 – 2020, làm ảnh hưởng tới hoạt động về nuôi tôm vào năm 2021.
Để có thể triển khai được kế hoạch sản xuất nuôi tôm năm 2021 thì tổng cục Thủy Sản đã hướng dẫn lịch nuôi tôm năm 2021 như sau:
Tỉnh ven biển ở Đồng bằng sông Cửu Long
- Nuôi tôm chân trắng: bắt đầu từ tháng 12/2020 tới 10/2021.
- Nuôi tôm sú bán thâm canh, thâm canh: Bắt đầu thả từ 12/2020 tới 9/2021. Nuôi tôm sú luôn canh với lúa – tôm thì thả gống từ tháng 1 tới tháng 5/2021.
Tỉnh ở Đông Nam Bộ
- Nuôi tôm chân trắng: Bắt đầu thả tháng 2 – 8/2021.
- Nuôi tôm sú dạng quảng canh, thâm canh, bán thâm canh là từ tháng 2 – 7/2021. Còn nuôi mô hình tôm với cá, cua, tôm rừng thì bắt đầu thả từ tháng 12/2020 – 8/2021.
Tỉnh từ Khánh Hòa tới Bình Thuận
- Nuôi tôm chân trắng: Bắt đầu từ tháng 2 tới tháng 9 năm 2021.
- Nuôi tôm sú dạng bán thâm canh, thâm canh bắt đầu thả từ tháng 2 – 9/2021. Còn nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến thì thả từ tháng 2 tới tháng 8/2021.
Tỉnh Đà nẵng tới Phú Yên
- Nuôi tôm sú: Bắt đầu thả từ tháng 2 tới tháng 8 năm 2021.
- Nuôi tôm chân trắng: Bắt đầu thả từ tháng 2 – 8/2021.
Tỉnh Quảng Ninh tới thừa thiên Huế
- Nuôi tôm chân trắng: Bắt đầu thả 3 – 8/2021.
- Nuôi tôm sú: Bắt đầu thả 2 – 8/2021.
- Nuôi tôm vụ đông: Bắt đầu thả giống tới hết tháng 10 năm 2021.
Căn cứ khung lịch của mùa vụ nuôi tôm chung, tình hình trên thực tế từng phương mà xây dựng các lịch mùa vụ về thả tôm giống cụ thể khác nhau, thích hợp đối với từng vùng sinh thái ở trên địa bàn của tỉnh, thành phố. Bên cạnh đó, chủ động việc xây dựng các kế hoạch và bố trí các nhân lực, tổ chức quan trắc môi trường, biện pháp về phòng, xâm nhập mặn và chống hạn hán tốt.
Bên cạnh đó, cần chỉ đạo đơn vị chuyên môn kết hợp địa phương về phổ biến mùa vụ thả nuôi, tổ chức hướng dẫn các kỹ thuật và quản lý cho việc thả nuôi tôm giống cho kịp thời vụ. Khuyến cáo những người nuôi dùng con tôm giống lớn, đạt chuẩn, áp dụng mô hình về nuôi như là mô hình nuôi khoảng 2 tới 3 giai đoạn, ứng dụng các công nghệ sinh học, ít thay nước, tuần hoàn. Hơn nữa, tiếp tục việc triển khai quy trình về nuôi tôm nước lợ với việc hạn chế các hóa chất. Với những tỉnh trọng điểm đối với sản xuất con tôm như Bạc Liêu, Khánh Hòa, Bình Thuận .., thì ngay từ những vụ đầu cần kiểm tra cơ sở vật chất, kiểm tra tôm bố mẹ, kinh doanh giống nhằm đảm bảo được chất lượng con tôm giống.
Nguồn: Tổng hợp