Hướng dẫn cách làm ổn định độ mặn phù hợp cho ao nuôi tôm

Độ mặn là một yếu tố tác động tới sự sinh trưởng và phát triển của thủy sản, trong đó có tôm. Do đó, khi nuôi tôm, bạn cần phải đảm bảo độ mặn trong ao nuôi tôm cần phải phù hợp với tôm nuôi.

Tùy từng loại tôm mà môi trường ao nuôi cần có độ mặn phù hợp khác nhau. Đối với tôm thẻ chân trắng thì cần nuôi trong môi trường có độ mặn dao động 2 – 40 phần nghìn, sinh trưởng tốt ở trong độ mặn 10 – 25 phần nghìn. Còn với tôm sú thì cần độ mặn 3 – 45 phần nghìn, sinh trưởng tốt nếu độ mặn 15 – 20 phần nghìn.  Để độ mặn ổn định thì bạn cần thực hiện các biện pháp dưới đây.

Cách làm tăng độ mặn cho ao nuôi tôm

Để biết được độ mặn trong ao nuôi ổn định, tăng hay giảm thì bạn nên sử dụng máy đo  độ mặn để kiểm tra thường xuyên.  Nếu bạn thấy độ mặn giảm thì bạn có thể xử lý bằng cách sau đây:

  • Bổ sung lượng vitamin C vào trong thức ăn của tôm nhằm tăng sức đề kháng cho tôm, trong lúc tìm cách giúp độ mặn trong ao nuôi tôm tăng cao phù hợp.
  • Tránh dùng sản phẩm sinh học để đánh xuống ao nhưng nếu sử dụng thì bạn nên chọn nơi có nguồn gốc, xuất xứ để hạn chế tôm chết trong ao.
  • Bạn có thể dùng 22kg vôi bột hòa với nước để khử trùng, ổn định nồng độ pH trong ao. Khi tôm mới thả, nên thả vôi sát bờ, không thả nhiều do có thể gây chết cho con tôm.

Cách làm giảm độ mặn cho ao nuôi tôm

Tương tự như kiểm tra độ mặn giảm thấp, bạn cũng cần máy đo độ mặn để kiểm tra nước trong ao nuôi tôm. Nếu như thấy độ mặn tăng vượt ngưỡng cho phép thì bạn cần phải xử lý ngay để cho độ mặn được giảm xuống nằm trong ngưỡng phù hợp. Cách giảm độ mặn cho ao nuôi tôm như sau:

  • Thường xuyên thay nước cho ao nuôi với tần suất là 3 lần cho 1 ngày.
  • Xử lý tảo, cấy cây vi sinh giúp giảm lượng tảo hiệu quả.
  • Cho chạy quạt để tăng oxy cho ao nuôi tôm.
  • Đảm bảo mực nước phù hợp với mức sau khoảng 1,2m trở lên để giúp nhiệt độ trong ao nuôi ổn định. Bên cạnh đó, bạn cần thiết kế lưới chắn để chống nắng, hạn chế nhiệt ở ao tăng cao. Khi nhiệt độ, độ mặn thay đổi cao hay thấp hơn thì áp dụng việc thay nước để có thể cân bằng lại. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải sục khí cho ao thường xuyên giúp tôm sinh trưởng tốt.

Những ao nuôi có độ mặn vượt ngưỡng thì bạn nên xây dựng thêm ao lắng để có thể lọc nước và điều chỉnh được độ mặn trong ao trước khi cho vào trong ao nuôi. Tùy vào thời tiết trong quá trình nuôi tôm mà bạn có thể tăng giảm thức ăn hợp lý, tránh làm ô nhiễm ao, kéo theo các hệ lụy. Cách tốt nhất là sử dụng thiết bị đo độ mặn để có thể kiểm soát được độ mặn cho ao nuôi, để từ đó đưa ra phương pháp cải thiện hiệu quả, kịp thời.

Nguồn: Tổng hợp