Virus gây ra đốm trắng trên con tôm là virus có khả năng lây nhiễm rất cao, gây ra tử vong nhanh chóng trên tôm. Tôm nhiễm được xác định do trên vỏ có xuất hiện đốm trắng. Tỷ lệ tôm chết cao lên tới 80 – 100% ngay sau vài ngày nhiễm bệnh. Do đó, việc phát hiện và phòng bệnh cũng như xử lý bệnh đốm trắng trên tôm kịp thời là điều cần thiết.
Nguyên nhân và các biểu hiện tôm mắc bệnh đốm trắng
Theo nhà khoa học thì tôm mắc bệnh đốm trắng là do virus, vi khuẩn gây ra. Bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng, mức độ gây ra thiệt hại tương đối lớn. Thời gian bệnh lây lan từ tháng thứ 2 trở đi khi nuôi tô khi mà lượng chất thải xuất hiện rất nhiều. Làm cho môi trường nước bị ô nhiễm khiến cho tôm bị stress. Mấm bệnh ủ, xâm nhập từ ngoài vào tạo điều kiện cho virus và vi khuẩn phát triển, bùng dịch.
Biểu hiện khi tôm bị đốm trắng như sau:
- Khi virus gây ra thì tôm hoạt động kém, ăn ít hơn, sau đó là bỏ ăn đột ngột. Tôm sẽ lờ đờ ở trên mặt nước, dạt vào gần bờ.
- Khi do vi khuẩn tạo ra thì tôm sẽ lột xác, chưa thấy xuất hiện đốm trắng. Nhưng quá trình về lột xác sẽ diễn chậm lại, tôm sẽ chậm lớn. Khi bệnh càng nặng thì tôm sẽ chết dần, chết rải rác ở quanh ao.
Cách phòng ngừa, xử lý bệnh đốm trắng trên con tôm
Ao bị bệnh
Xử lý khi thấy ao tôm mình nhiễm bệnh đốm trắng thì bạn cần vớt tôm yếu, nghi nhờ bị bệnh ra khỏi ao. Sử dụng SDK, Oxyxanhleomine diệt khuẩn với dung tích phù hợp cho vào trong ao. Sau khoảng 2 giờ đánh TS 1001 và Bet-to-gane kết hợp với cho ăn liều cao.
Để có thể chặn đứng được virus đốm trắng, khiến cho bệnh không bùng phát ở trong ao thì bạn nên tăng cường bổ sung vitamin C cho tôm. Bên cạnh đó, bạn nên xử lý môi trường bằng việc dùng TS B52 vào buổi sáng, dùng Zeo bột vào buổi chiều để có thể lắng lọc nước rồi mới xử lý đáy bằng Hatico.s liều cao giúp sinh vật có lợi sinh trưởng, giúp cho tôm có thể phục hồi nhanh chóng. Tiếp đó, bạn nên tăng cường sức đề kháng cho tôm để tôm có thể phát triển khỏe mạnh.
Ao chưa bị bệnh
Đối với ao chưa bị bệnh thì bạn chỉ cần ngăn ngừa bệnh này bằng cách dùng chế phẩm EM thứ cấp:
- Tiến hàng xử lý đáy và cả ao trước khi bắt đầu thả tôm.
- Tiến hành tạt chế phẩm EM trong thời gian nuôi thường xuyên.
Một khi vi sinh vật phát triển mạnh thì chúng dễ dàng tiêu diệt được những vi sinh vật có hại và vi khuẩn, từ đó giúp tôm phòng được bệnh đốm trắng hiệu quả.
Những người nuôi cũng cần nắm bắt các thông tin, diễn biến tình hình dịch bệnh của địa phương để có được biện pháp phòng ngừa phù hợp:
- Không nên tới nơi có dịch, hạn chế người đến ao nuôi tôm.
- Dùng vôi bột để rải xung quanh ao, đắp chặt cống thoát và cấp nước.
- Hạn chế việc thay nước vào ao.
Khi tôm bệnh, bạn cần chú ý thêm các yếu tố trong môi trường như độ mặn, độ pH, độ oxy hòa tan …. Bởi khi có môi trường thích hợp, tôm sẽ phát triển, phòng bệnh tốt nhất.Bạn có thể sử dụng máy đo pH, máy đo độ mặn để kiểm tra môi trường thường xuyên, nhanh chóng, cho kết quả chính xác hơn. TP-Tech cung cấp máy đo pH, độ mặn … nhiều, các bạn có thể tìm đến tham khảo, tư vấn và lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Nguồn: Tổng hợp