Dùng chế phẩm sinh học ở trong ao nuôi tôm hùm
Nhờ vào tác động từ chế phẩm sinh học ở trong môi trường giúp cải thiện chất lượng của nước, nâng cao được sức khỏe cũng như mô hình dùng chế phẩm sinh học đối với tôm hùm trong nuôi lồng mang tới hiệu quả rất rõ nét. Khi tiến hành đưa men vi sinh vào trong lồng nuôi tôm, vi khuẩn có lợi sinh sôi, phát triển nhanh chóng. Các hoạt động của vi khuẩn mang lại cho ao nuôi tôm:
- Nâng cao sự miễn dịch ở con tôm. Ức chế vi khuẩn có hại phát triển và hoạt động. Ở trong môi trường nước, khi vi khuẩn có lợi sẽ xuất hiện nhiều nhằm kìm hãm, lấn át và ức chết phát triển vi khuẩn có hại.
- Giảm độc tố ở trong môi trường ao nuôi tôm, giảm mùi hôi ở trong nước, giúp cho tôm có thể phát triển một cách tốt nhất.
- Phân hủy chất hữu cơ ở trong ao nuôi, phân hủy các xác tảo chết, giảm được sự ia tăng từ chất thải ở trong đáy lồng.
Trộn chế phẩm sinh học vào trong thức ăn
Các khuyến cáo hay thấy chính là trộn chế phẩm sinh học trong thức ăn ở trong suốt cả vụ nuôi cho tới khi tiến hành thu hoạch, cần làm mỗi lần/ngày. Sử dụng liều lượng khoảng 5 tới 10g/kg thức ăn, áo ngoài bằng việc chất kết dính. Các ứng dụng về chế phẩm sinh học ở trong cả vụ nuôi nên đáp ứng bằng quản lý các chất lượng của ao nuôi phù hợp, có hệ thống quạt đầy đủ kết hợp với đó là thức ăn chất lượng tốt, cho ăn đúng giờ và kiểm tra vó phù hợp, hệ thống sinh học an toàn hoàn chỉnh nhằm có thể gia tăng được hiệu quả từ chế phẩm sinh học.
Vào mỗi ngày nên cho tôm hùm ăn một lần lượng thức ăn cùng chế phẩm sinh học E.M trùn vào mỗi buổi sáng. Cho ăn với lượng của một ngày là 20% trọng lượng của đàn tôm (khoảng 5 – 7g/100 con tôm vừa mới thả). Các thành phần của thức ăn gồm có giác xáp, cá tạp. Tiến hành trộn đều khoảng 25 – 50ml E.M trùn cùng 1kg thức ăn được cắt nhỏ. Sau khoảng 15 tới 20 phút, thuốc thấm vào trong thức ăn đều thì cho tôm hùm ăn. Mỗi ngày, người nuôi cần phải lặn xuống để óc thể kiểm tra được lồng, sức khỏe của tôm, tình trạng về hoạt động, kiểm tra được lượng thức ăn thừa hoặc thiếu có hướng xử lý phù hợp và kịp thời.
Bên cạnh đó, người dân cần định kỳ khoảng 7 tới 10 ngày vệ sinh lồng đảm bảo cho môi trường ao nuôi thông thoáng, sạch sẽ. Tuy nhiên, bần chú ý, khi dùng chế phẩm sinh học hoặc không dùng thì bạn cũng cần sử dụng thiết bị máy đo pH, máy đo DO, độ mặn … để có thể kiểm soát được chất lượng của nước một cách tốt nhất. Các thiết bị máy đo này đều hiện đại, đáp ứng nhu cầu của bạn như cho kết quả nhanh, chính xác cao.
Hy vọng với chia sẻ trên đây, các bạn đã có các kiến thức trong việc sử dụng chế phẩm sinh học, nuôi tôm hùm hiệu quả, giúp tôm phát triển khỏe mạnh và sinh trưởng tốt, từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao trong ao nuôi.
Nguồn: Tổng hợp
- Nguyên tắc khi tiến hành nuôi ghép tôm với đối tượng khác
- Khuyến cáo nuôi tôm ở trong mùa mưa tại tỉnh Sóc Trăng
- Giải pháp về quản lý ao nuôi tôm