Bạn có biết, thực phẩm, nước và đất là các thứ cần thiết ở trong cuộc sống của chúng ta. Nếu thiếu các thứ đó, thì cuộc sống của chúng ta sẽ không tồn tại. Do đó, nhiều thiết bị đã ra đời nhằm cải thiện, bảo đảm được tính an toàn cho những thứ đó, chẳng hạn như là máy đo pH.
Sử dụng máy đo độ pH nhằm mục đích là kiểm tra, giám sát nồng độ pH ở trong thực phẩm, nước, đất để có thể tìm ra được giải pháp nhằm duy trì được mức độ an toàn đối với con người chúng ta. Dùng thiết bị này có nhiều lợi ích, ngoài ra bạn cũng nên chú ý dùng thiết bị máy đo pH này sao cho chúng nâng cao được tuổi thọ và giảm chi phí về sửa chữa, nhất là đảm bảo kết quả sau quá trình kiểm tra.
Hướng dẫn cách bảo quản máy đo pH
- Đối với máy: Khi sử dụng xong thì bạn cần tắt công tắc, chuyển sang chế độ off. Sau đó là bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh xa tầm với của trẻ nhỏ hoặc của những người không biết dùng máy. Rắc, ổ cắm ở trên máy cần vệ sinh, kiểm tra. Tránh văng nước vào trong làm oxy hóa gây ra những hỏng hóc đối với bộ phận của máy.
- Đối với đầu đo: Ban cần rửa đầu đo cẩn thận với nước cất sau khi bạn đã sử dụng máy đo độ pH xong, sau đó là thấm khô với khăn mềm sạch, cuối cùng là ngâm ở trong lọ nước bảo quản. Bạn cần chú ý là mở nắp lọ, khi đó bạn cần giữ đầu đo, nắp lọ bằng cả 2 tay và đầu đo thì cần treo thẳng ở trong nước để tránh bị rò rỉ.
- Chú ý điện cực nên luân phiên chuyển, không cần lưu trữ lâu.
- Luôn giữ đầu dò ướt nhằm đạt được kết quả phù hợp, chính xác, sử dụng dung dịch đệm pH khoảng 4,01 và khoảng 1/100 KCL bão hóa để tránh bảo quản ở trong nước cất bởi nó làm mất lớp hydrat hóa điện cực re-fill, giảm độ bền điện cực non-refill. Bạn sử dụng lưu trữ ở trong thời gian ngắn hoặc dài hạn.
- Không dùng tay để tiếp xúc trực tiếp hoặc chạm bất cứ thứ gì vào đầu điện cực để đảm bảo về chất lượng đầu đo.
- 1 tay bạn nhớ cầm điện cực và 1 tay cầm máy để làm độ chênh lệch ở giữa điện thế điện cực cùng với máy đo độ pH là nhỏ nhất.
- Dùng thiết bị kèm với cả máy như là bộ biến đổi 220VAC/10VDC, không nên dùng thiết bị khác làm cho máy hỏng nhanh.
- Bảo quản phần điện cực pH cùng với giọt KCl 3 mol.
- Cân bằng được nhiệt độ máy đo độ pH với môi trường, không nên di chuyển thiết bị một cách đột ngột, gây ra độ chính xác đối với kết quả đo.
- Khi cần chỉnh thiết bị máy đo pH thì bạn chỉ cần chỉnh nếu như nó không về độ chính xác lúc ban đầu. Nếu không được thì bạn nên hỏi kinh nghiệm của mọi người hoặc đến nơi bảo hành bán máy để sửa chữa.
Ngoài máy đo PH nhằm phục vụ cho các ngành như xây dựng, công nghiệp, thí nghiệm, máy đo độ pH còn được sử dụng linh hoạt trong nuôi trồng thủy sản, trồng trọt. Bên cạnh có máy đo Ph thì trong trồng trọt, máy xới đất, máy đo độ mặn … cũng là dòng máy rất được nhiều ngươi tìm kiếm, sử dụng.