Vấn đề về ô nhiễm môi trường trong ao nuôi tôm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, cả những người nuôi tôm, tôm dễ bị bệnh và hiệu quả nuôi tôm sẽ không đạt được năng suất cao.
Môi trường tác động
Theo nhiều người thì quy trình về nuôi tôm là nước mặn lấy từ biển và nước ngọt sẽ lấy từ mạch ngầm, nước thải cũng ở vị trí đó tạo ra vòng luẩn quẩn nhiều năm vẫn tồn tại. Tuy nhiên, do nguồn nước bị ô nhiễm nên nhiều người nuôi thiệt hại liên tiếp nhiều vụ. Bên cạnh đó, các khu vực nuôi tôm bỏ hoang do họ cho rằng nơi đó có nguồn nước nuôi không tốt.
Còn phía Chi cục Thủy sản tỉnh cũng cho rằng, các hộ nuôi tôm ở trên cát lơ là đầu tư các hệ thống về xử lý chất thải và chưa bàn tới môi trường thì họ là những người ảnh hưởng và thiệt hại đầu. Để có thể cải tổ được nguồn nước thì trước hết cần xử lý nước thải tốt và hạn chế các hóa chất giúp nguồn nước sạch, ổn định. Bức xúc vấn đề ô nhiễm môi trường bởi hoạt động nuôi tôm thì nhiều hộ dân ở tỉnh Nghệ An đã tiến hành gửi đơn khiến nại tới ủy ban nhân dân tỉnh để có thể phản ánh môi trường sống và dòng kênh nước, bãi biển Đông Hồi bị ô nhiễm.
Theo nhiều hộ dan thì 4 năm vừa qua thì họ nhiều lần đã phản ánh nhưng chưa xử lý một cách dứt điểm. Có rất nhiều người dân, khách du lịch tới bãi tắm Đông Hồi đều hứng chịu nước thải đen, mùi hôi nồng nặc. Tương tự như thế, nhiều người dân ở tỉnh Bình Định cũng phản ánh các hộ nuôi tôm dùng ống nhựa để nối vào hồ xả nước thải ra môi trường trực tiếp, nhất là ra biển Đề Gi. Ống nhựa đó lắp đặt với phương pháp thủ công, lộ thiên nên dễ thấy. Các hành động đó gây hại cho môi trường biển mà biển chính là nơi cần phải giữ gìn, bảo vệ.
Tăng cường các biện pháp về quản lý môi trường
Bộ Tài Nguyên và Môi trường trình chính phủ về Nghị định bổ sung các điều hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường, gồm dự án đầu tư xây dựng cơ sở NTTS với diện tích mặt nước khoảng 10 ha cần lập báo cáo để đánh giá những ảnh hưởng tới môi trường, thuộc vào đối tượng vận hành thử nghiệm các công trình xử lý nước và chất thải để xác nhận đã hoàn thiện được công trình về bảo vệ môi trường trước khi tiến hành đưa dự án vào quá trình hoạt động.
Nhiều dự án với quy mô diện tích nước dao động 5 – 10ha, cần phải đăng ký về bảo vệ môi trường. Cùng quy trình đó thì nhiều dự án nuôi tôm phải bảo đảm xử lý về ô nhiễm mới được hoạt động chính thức. Đối với xử lý các chất thải, các cơ xở nuôi nên xử lý bằng hệ thống Biogas. Với chất thải như phân tôm, vỏ tôm, thức ăn thừa … nên được xiphong vào trong hố gas, các vỏ tôm cần thu gom, phản có nơi xử lý hay làm thức ăn cho các con vật nuôi, làm phân bón cho các cây trồng. Bùn thải khi nuôi tôm cần gom lại, để đúng ở nơi quy định, tránh gây ra ô nhiễm.
Bên cạnh đó, người nông dân cũng cần sử dụng thêm máy đo PH, đo độ mặn, CO2 để có thể xử lý kịp thời giúp môi trường sống của tôm được đảm bảo, giúp tôm phát triển nhanh chóng, kháng bệnh tốt. Máy đo độ PH tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến, cho kết quả đo chính xác, nhanh chóng. Do môi trường thường biến động giữa các buổi nên các bạn dùng máy đo pH vào buổi sáng và buổi tối hàng ngày thường xuyên.