Nuôi tôm thẻ chân trắng ở trong ao đất

Nuôi tôm thẻ chân trắng ở trong ao đất

Các cơ sở nuôi cần nằm ở trong vùng đất quy hoạch hay được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Chọn lựa điểm nuôi phù hợp

  • Các cơ sở nuôi nằm ở trong vùng quy hoạch hay được các cơ quan cho phép.
  • Nằm tối thiểu ở vùng trung triều, chất đất thích hợp như nồng độ PH trên 5, đất sét pha thịt, ít mùn bã hữu cơ, thịt pha cát.
  • Gần đường điện, giao thông.
  • Có nguồn nước chất lượng và đầy đủ thích hợp đối với nguồn tôm. Tránh những tác nhân của nguồn nước gây ra ô nhiễm môi trường từ những vùng canh tác.

Thiết kế xây dựng các ao nuôi tôm

Với diện tích ao nuôi thiết kế tầm 0,2 tới 0,5 ha. Có độ sâu của ao  với mực nước dao động từ 1,5 tới 1,8m, so với mực nước thì bờ ao cao khoảng 0,5m. Ao thường có hình dạng chữ nhật hoặc thiết kế hình vuông với mục đích máy quạt nước dễ dàng thu gom các chất thải vào trong giữa am. Còn đáy ao làm bằng phẳng, với độ đốc 150 độ C nghiêng tới phía cống thoát nước.

Xử lý nước, lấy nước vào trong ao nuôi

Việc lấy nước vào trong ao lắng thông qua túi lọc với vảy dày rồi chạy quạt nước trong vòng 2 tới 3 ngày nhằm kích thích cho ốc, trứng tôm, côn trùng … nở thành các ấu trùng. Diệt khẩu, tạp nước cấp vào trong ao lắng lúc 6h sáng hoặc vào 16h buổi chiều với Chlorine với nồng độ là 30ppm hay chất diệp tạp mang tên ở trong danh sách được cho phép sử dụng lưu hành ở Việt nam. Quạt nước thường xuyên để trong thời gian 10 ngày để có thể phân hủy được dư lượng và kiểm tra chất dư chất bằng thuốc thử.

Chọn, thả giống

Khi mua tôm giống thì bạn cần chú ý đến việc lựa chọn cơ sở uy tín, phiếu xét nghiệm ân tính mầm bệnh MBV, đầu vàng, hoại tử gan tụy …. Còn cỡ giống thì nên chọn tôm threr chân trắng tối thiểu là P12. Khi thả, bạn cần nhớ là thả với mật độ dao động khoảng 30 tới 60 con/m2 thả vào buổi sáng hoặc vào buổi chiều mát. Khi thả thì bạn nên chạy quạt để có thể đảm bảo được lượng oxy trong ao, cân bằng được nhiệt độ nước, nước ao nuôi bằng thả nổi.

Thức ăn

Khi cho tôm ăn, bạn nên sử dụng thức ăn được Việt Nam cấp phép lưu hành, có nhãn mác, công bố về chất lượng, có hạn sử dụng và thành phần dinh dưỡng phù hợp. Bên cạnh đó, bạn nên cho ăn đủ, đúng, không ăn thừa, kích thước ăn thích hợp với từng thời kỳ nuôi. Đối với các tháng đầu tiên nuôi tôm, bạn nên chỉ rải ở xung quanh ao và cho ăn khoảng 2  – 3 lần/ngày. Trong khoảng 20 ngày đầu thì tăng thêm 0,2kg/100.000 con giống trong 1 ngày.  Sau ngày đó, bạn nên cho thức ăn tăng lên theo khuyến cáo. Điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp.

Quản lý môi trường nuôi tôm

Tiến hành kiểm tra định kỳ pH, thường xuyên, độ oxy hòa tan, amonia hàng ngày. Độ kiềm và độ pH chính là 2 yếu tố rất quan trọng đối với tôm. Khi nồng độ kiềm và pH thay đổi ngoài khoảng phù hợp sẽ khiến tôm chậm lớn, thậm chí là chết. Do đó, từ ngày 20 tới 25 trở đi thì bạn cần dùng chế phẩm sinh học định kỳ để có thể phân hủy được chất hữu cơ cũng như giảm chất NH3. Đồng thời, cải tạo môi trường, hạn chế lấy nước và thực hiện bật quạt để tôm sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Nguồn: Tổng hợp