Máy đo pH cầm tay thường gặp các lỗi gì?

Máy đo pH cầm tay thường gặp các lỗi gì? Để có thể biết chi tiết hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau để sử dụng máy đo độ pH hiệu quả. Dù là dòng máy thiết kế đơn giản nhưng trong quá trình dùng, bạn không đọc hướng dẫn kỹ trước khi sử dụng hoặc vì vấn đề nào đó mà khiến thiết bị đo độ pH bị ảnh hưởng, gặp lỗi. Sau đây là các lỗi mà bạn thường gặp khi sử dụng máy đo pH. Các bạn cùng tham khảo.

Lỗi hiệu chuẩn máy đo pH

Lỗi đầu tiên cũng được xem là lỗi hay gặp nhất khi sử dụng máy đo PH là lỗi hiệu chuẩn của máy. Nếu bạn không hiệu chuẩn sai cách, dùng nhiều lần nhưng lại không hiệu chuẩn, kết quả thu được hoàn toàn có sự sai số rất lớn.

Hiệu chuẩn xảy ra do máy gặp các vấn đề trong lúc chúng ta sử dụng hoặc là chọn sai các dung dịch để đệm chuẩn. Bạn cần phải cân nhắc tới thiết bị máy đo pH của mình có hoạt động bình thường hay không, có hỏng hóc gì không.

Bạn nên đảm bảo được máy còn đủ pin, điện cực để máy hoạt động tốt và sạch sẽ. Trong khi thao tác, bạn cần thực hiện đúng cách, điện cực cần kết nối với máy chắc chắn và chỉnh máy trở về chế độ hiệu chuẩn.

Màn hình hiển thị nhấp nháy, mập mờ

Bạn sẽ không quan sát được kết quả khi máy đo độ pH cứ nhấp nháy và mập mờ. Lúc này, bạn hãy kiểm tra xem pin của bạn còn không để kịp thời sạc, thay thế cái mới. Trong khi dùng, bảo quản, máy bị ngấm nước hay để ở trong môi trường bị ẩm. nếu vậy, bạn hãy tắt máy, sấy khô để máy hết ẩm. Tránh việc cho vào lò vi sóng, sấy với nhiệt độ cao.

Lỗi không đo được

Máy đo pH hoạt động bình thường nhưng không thực hiện phép đo. Được biết, lỗi này đo phần kết nối của máy và đầu dò không ổn định hay điện cực gặp các vấn đề hoặc có thể bạn đang dùng sai điện cực. Bạn cần kiểm tra cáp nối các điện cực với máy, cổng kết nối gắn chặt chưa.

Lỗi kết quả đo

Khi không hiệu chuẩn cho máy đo pH, điện cực gặp các vấn đề, máy đo sẽ thường cho kết quả sai số lớn. Bạn cần phải kiểm tra máy đã hiệu chuẩn hay chưa. Nếu chưa thì bạn hãy hiệu chuẩn để đảm bảo kết quả đo. Một vài dòng máy đo độ pH tới từ các thương hiệu nổi tiếng như là Hanna có tính năng về lưu trữ các dữ liệu GLP giúp bạn xem kết quả sau từng lần hiệu chuẩn.

Đối với phần điện cực là nguyên nhân, bạn nên vệ sinh cho máy để đảm bảo được mỗi lần đo không có yếu tố tác động tới quá trình đo. Khi điện cực mắc kẹt các bụi bẩn sẽ dẫn tới kết quả sai số lớn. Thiết bị máy đo pH cầm tay mang đến ưu điểm thuận tiện, sử dụng đơn giản.

Nếu như gặp các lỗi trên đây ,bạn đừng lo lắng hãy khắc phục theo hướng xử lý ở trên. Nếu không được, bạn có thể mang đến cửa hàng bảo hành để sửa chữa hoặc liên hệ tới TP-Tech để được tư vấn, mua máy hoặc bộ điều khiển pH phù hợp nhất.

Nguồn: Tổng hợp