Khúc xạ kế đo độ mặn: Cấu tạo và ứng dụng

Khúc xạ kế đo độ mặn chính là máy kiểm tra độ mặn trong nước được dùng nhiều trong các lĩnh vực khác nhau. Nếu như tìm kiếm các thông tin liên quan tới khúc xạ kế đó, bạn hãy tham khảo ngay bài viết này.

Ứng dụng của máy khúc xạ kế đo độ mặn

Khúc xạ kế đo độ mặn hay còn được gọi là máy đo độ mặn, ứng dụng phổ biến trong rất nhiều hoạt động và lĩnh vực khác nhau như:
  • Nông nghiệp và nuôi trồng ngành thủy sản: Để xác định, kiểm soát được độ mặn trong nước tưới tiêu cây trồng trong nông nghiệp. Với thủy sản thì máy dùng nhằm đảm bảo được điều kiện môi trường sống của loại cây trồng, loại sinh vật thủy sản.
  • Công nghiệp chế biến, sản xuất lương thực và thực phẩm: Thiết bị dùng để kiểm tra, đảm bảo được chất lượng sản phẩm khi sản xuất, chế biến và chất lượng sản phẩm.
  • Trong công nghiệp chế tạo muối: Thiết bị này giúp cho người dùng có thể xác định được độ mặn trong nước biển, đảm bảo được điều kiện tiêu chuẩn đối với nguyên liệu và mục đích là phục vụ trong quá trình chế biến, sản xuất muối.

Cấu tạo khúc xạ kế đo độ mặn

Tùy vào từng loại mà khúc xạ kế đo độ mặn có cấu tạo khác nhau. Cụ thể là:

Khúc xạ kế đo độ mặn kỹ thuật số

Cấu tạo của máy đo độ mặn này gồm có những bộ phận sau đây:
  • Khoang chứa mẫu: Bộ phận chá đung dịch được kiểm tra. Nếu như khúc xạ kế độ mặn dùng điện cực để có thể tiến hành đo lường thì không trang bị khoang chứa mẫu mà là điện cực. Phần này tiếp xúc với mẫu, thực hiện việc đo lường.
  • Phần vỏ: Có vai trò là bao bọc, bảo vệ bộ phận riêng. Bên cạnh đó, chúng góp phần làm nâng cao được tính thẩm mỹ đối với thiết bị.
  • Bộ vi mạch: Nơi tiếp nhận, xử lý các thông tin người dùng hay từ mẫu vật. Tiếp đó, mẫu hóa thành thông số rồi hiển thị và thông báo cho những người dùng.
  • Màn hình LCD: Hiển thị thông số cài đặt, thông tin thiết lập máy đo và thông báo các kết quả đo.
  • Phím chức năng có vai trò là vận hành và điều khiển khúc xạ kế.

Khúc xạ kế đo độ mặn quang năng 

Khúc xạ kế dạng quang năng có cấu tạo rất đơn giản với bộ phận như  sau:
  • Vít hiệu chuẩn: Đây là bộ phận giúp cho việc hiệu chuẩn máy.
  • Lăng kính: Đây là bộ phận chứa dung dịch kiểm tra, đón sáng để có thể phân tích được mẫu dung dịch.
  • Tấm chắn sáng: Giúp tiến hành phân tích dung dịch lựa chọn.
  • Thị kính: Bộ phận hỗ trợ người sử dụng có thể quan sát được kết quả đo dễ dàng, chính xác.
  • Thang đo độ mặn: Chia vạch, đánh số nhằm thể hiện được kết quả sau khi tiến hành kiểm tra mẫu dung dịch.
  • Bộ phận chỉnh tiêu cư: Sử dụng nhằm điều chỉnh tiêu cự đo mà muốn áp dụng với dung dịch đo.

Các lưu ý khi dùng máy khúc xạ kế đo độ mặn

Khi dùng máy đo độ mặn thì bạn cần chú ý điều sau đây:
  • Đọc thật kỹ hướng dẫn dùng trước khi bạn sử dụng.
  • Nhỏ lên tấm kính dung dịch sao cho có thể phủ đều ở trên lăng kính.
  • Khi đo lường thì dùng giấy thấm mềm, vải mềm lâu kho phần lăng kính.
  • Không được làm ướt máy và không ngâm máy ở trong dung dịch.
  • Không cần hiệu chuẩn khi chưa biết bởi khúc xạ kế được hiệu chuẩn ở nơi sản xuất.
  • Bảo quản ở nơi khô ráo.
Trên đây là thông tin rất quan trọng về khúc xạ kế đo độ mặn. Bạn cần chú ý để sử dụng máy đo hiệu quả.

Nguồn: Tổng hợp