Độ mặn – Chỉ số quan trọng trong bể cá nước mặn

Độ mặn chính là thông số rất quan trọng cần được kiểm tra thường xuyên nếu như bạn nuôi cá nước mặn. Đây là chỉ số nước đầu tiên mà những người chơi thủy sinh cần kiểm tra để có thể pha nước phù hợp. Có rất nhiều cách để có thể đo độ mặn.

Độ mặn là gì ?

Độ mặn được hiểu là phép đo tất cả muối hòa tan ở trong nước. Nước biển chính là dung dịch hóa học rất phức tạp chứa hầu hết các nguyên tố trong nồng độ. Nước biển chứa hóa chất vô cơ và hữu cơ, loại nguyên tố vi lượng. Yếu tố quan trọng hơn các yếu tố khác đối với việc xác định về độ mặn. Nguyên tố chính là Clorua, Natra, Sunfat, Canxi, Magie, Kali….

Nguyên tố nước biển gồm có Natri, Clorua nên sự thay đổi ở trong nguyên tố không ảnh hưởng tới độ mặn ở trong nước.  Với độ mặn trong nước biển dao động là 35ppt (có nghĩa là mỗi kg nước biển sẽ chứa 35 gram muối). Bên cạnh đó, nước lợ này có độ mặn dao động là 0,5 – 30 ppt, độ mặn trong nước ngọt là dưới 0,5ppt.

Vai trò quan trọng về độ mặn ở trong nuôi cá biển

Độ mặn chính là chỉ số rất quan trọng với bể cá nước mặt, nó chính là thông số đầu tiên ở trong quá trình tạo ra hệ sinh thái thích hợp để cho loài cá phát triển. Trong từng loại cá sẽ có yêu cầu về độ mặn, pH khác nhau.

Để có thể hạn chế được sai số tối đa nhất thì người dùng thường pha nước mặn bằng cách sử dụng hỗn hợp muối dành cho cá nuôi trong bể cùng với nước máy hoặc là nước khử ion. Để có thể đảm bảo về độ mặn phù hợp với từng loài cá, người chơi thủy sinh cần đo độ mặn trong nước khi thêm muối để có  thông số thích hợp.

Độ mặn cần phải đo liên tục, thường xuyên khi chơi thủy sinh, bắt đầu từ lúc thiết lập hồ cá hay khi thực hiện việc thay nước. Theo dõi vê độ mặn trong biển nhân tạo quan trọng, bởi nếu như độ mặn không thích hợp thường gây cho cá sự căng thẳng, mất cân bằng hoặc dễ bị mắc bệnh.

Theo các hướng dẫn thì bạn cần duy trì được độ mặn trong bể cá mặn dao động là 1,026 và nên tìm hiểu loài cá bạn mua để nuôi để có thể nắm bắt được các thông tin cơ bản nhất về môi trường mà chúng sống. Chẳng hạn, loài sống tại biển đỏ yêu cầu độ mặn cao, nhiều loại lại yêu cầu độ mặn thấp.

Phương án đo độ mặn trong bể cá nước mặn

Phương pháp đo độ mặn đang được sử dụng thông dụng là dùng bút đo, máy đo độ mặn, khúc xạ kế, thiết bị đo độ dẫn diện. Tuy giá thành cao, máy đo độ mặn có chức năng cho kết quả nhanh chóng, sai số thấp, thao tác đơn giản nên được rất nhiều người lựa chọn. Hơn nữa, màn hình hiển thị rõ nét, đầy đủ các thông số.

Nếu bạn đang có ý định nuôi cá nước mặn thì đừng bỏ qua thiết bị máy đo độ mặn để có thể đo thông số này thường xuyên và liên tục. Hãy liên hệ tới TP-Tech, nhân viên tư vấn và hỗ trợ cho bạn.

Nguồn: Tổng hợp