Bệnh đốm đen và cách phòng bệnh trên tôm

Bệnh đốm đen và cách phòng bệnh trên tôm

Bệnh đốm đen ở trên tôm chân trắng xuất hiện chủ yếu trong giai đoạn 20 tới 90 ngày tuổi, tập trung nhiều vào giai đoạn là 25 tới 45 ngày tuổi. Bệnh này xảy ra khi thời tiết có sự thay đổi đột ngột, chuyển mùa.

Các tác nhân gây ra bệnh đốm đen trên tôm

Bệnh đốm đen là do loài vi khuẩn gây hại ở trong ao nuôi tạo ra. Các vi  khuẩn đó có khả năng là tiết ra chất gây ăn mòn vỏ kitin tôm. Thông thường, chúng sẽ phát triển mạnh mẽ tại ao nuôi tôm có tình trạng là giàu chất dinh dưỡng (môi trường ô nhiễm), tích tụ các khí độc như là H2S, NO3, NH3, hàm lượng oxy hòa tan ở trong nước thấp. Bên cạnh vi khuẩn, các sinh vật như là động vật nguyên sinh và nấm xâm nhập, gây ra các tổn thương cho vỏ tôm. Nấm này gây ảnh hưởng xấu tới mang, vỏ tôm, khuynh hướng kích thích tạo ra mảng đen ở trên vỏ tôm. Bên cạnh đó, động vật này gây ra hiện tượng là đen hóa nghiêm trọng ở trên mang của tôm.

Dấu hiệu nhận biết tôm bị đen vỏ

Khi tôm bị bệnh đốm đen thì dấu hiệu đầu tiên mà các hộ dân dễ dàng nhận thấy là tôm mòn đuôi và cụt râu, nhưng tôm ăn bình thường. Đuôi và râu của tôm sẽ chuyển sang gam màu đỏ, đuôi bị phồng nhẹ, tuy nhiên dấu hiệu tổn thương rất rõ ràng. Sau giai đoạn này, thì tôm sẽ xauats hiện những đốm đen nằm rải rác ở trên vỏ. Đốm đên xuất hiện ở trên cả giáp đầu ngực, toàn thân của tôm. Giai đoạn này thì tôm sẽ bắt đầu ăn ít tới bỏ ăn, tăng trưởng của tôm chậm, thậm chí là chết rải rác ở trong ao. Khi bệnh nặng hơn thì tỷ lệ tôm có đốm đen trên vỏ tăng, chiếm tới 70% đàn. Lúc đó, gan tụy  sẽ nhợt nhạt và tôm tấp mé, rỗng ruột.

Cách trị bệnh đốm đen ở trên tôm

Khi tôm bị bệnh đốm đen, bạn cần phải giảm lượng thức ăn. Sau đó là tiến hành việc diệt khuẩn ao bằng các sản phẩm thích hợp tùy vào độ tuổi tôm nuôi, thực hiện việc này càng sớm thì càng tốt. Sau khoảng 36 giờ diệt khuẩn thì cần tiến hành cấy vi sinh cùng hàm lượng cao, bạn nên bổ sung các mật rỉ đường để có thể điều chỉnh nồng độ pH. Bạn nên sử dụng máy đo nồng độ pH để kiểm tra, điều chỉnh cho phù hợp. Bên cạnh đó, bạn nên tăng cường việc sục khí đối với ao nuôi. Bên cạnh đó, cần bổ sung lượng vitamin, khoáng chất, men vi sinh và nhiều hoạt chất để có thể tăng cường được hệ miễn dịch đối với tôm nuôi.

Cách phòng bệnh đốm đen cho tôm

Để phòng bệnh đốm đen cho tôm thì bạn cần thực hiện việc cải tạo ao trước khi nuôi và thả nuôi tôm với mật độ thích hợp. Sau đó, bạn nhớ kiểm tra yếu tố môi trường, sử dụng các thiết bị đo chuyên dụng như máy đo pH, máy đo độ mặn để đảm bảo môi trường tốt nhất cho tôm. Định kỳ 5 tới 7 ngày nên kiểm tra 1 lần về mật số vi khuẩn gây ra bệnh để có được biện pháp xử lý kịp thời. Hy vọng với các kiến thức trên, các bạn đã biết nuôi tôm hiệu quả, cách phòng tránh, xử lý cho tôm nuôi với bệnh đốm đen.

Nguồn: Tổng hợp