Thực trạng môi trường Việt Nam những năm vừa qua

Thực trạng môi trường Việt Nam những năm vừa qua

Rõ ràng, những thay đổi các yếu tố về kinh tế – xã hội, các vấn đề về ô nhiễm môi trường biến đổi khí hậu hay năng lực ứng phó với các sự cố môi trường trở thành những thác thức không chỉ đối với Việt Nam mà cong đối với nhiều quốc gia khác. Để hiểu rõ hơn về các vấn đề đó, ngày 29/9 vừa qua, báo cáo về hiện trạng môi trường tại Việt Nam đã đề cập và bao quát các vấn đề nêu trên

Môi trường nông thôn bị ô nhiễm với diện tích ngày càng lớn.

18

Nhằm đánh giá bao quát các vấn đề môi trường của Việt Nam theo theo từng giai đoạn của kì phát triển kinh tế xã hội, báo cáo thực trạng môi trường Quốc gia được xây dựng từng năm theo các chuyên đề và tổng hợp theo 5 năm.

Theo ông Võ Tuấn Nhân, thứ trưởng bộ Tài Nguyên môi trường, 2011 – 2015 , việc bảo vệ môi trường còn nhiều vấn đề cấp bách, bất cập và tồn tại khi mà sự quản lý của các cấp chính quyền địa phương còn nhiều lỏng lẻo, thiếu sự quản lý. Tại khu vực nông thôn, thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học tràn lan gây nhưng lại không được thu gom và xử lý đúng cách. Do đó, sự ô nhiểm môi trường tại vùng nông thôn ngày càng tăng với mức độ lớn, trên diện tích rộng, đặc biệt nghiêm trọng tại một số địa phương. Một điểm gây ô nghiễm đối với môi trường nông thôn đó là hoạt động tại các làng nghề. Với số lượng làng nghề lớn, ở gần khu dân cư nhưng lại hoàn toàn không có các biện pháp xử lý nước thải/ chất thải trước khi đổ ra môi trường. Điều đó gây ô nhiễm nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống của người dân. Với tình hình hiện trạng phát triển nông thôn như hiện nay, vậy làm như thế nào để khắc phục các vấn đề cấp bách cũng như những tồn tại vướng mắc cần xử lý, đồng thời vẫn phải vận dụng được các cơ hội để phát triển kinh tế? Trong chương 10 của Báo các hiện trạng môi trường quốc gia 2011 – 2015 đã nói đến với những phân tích chuyên sâu, nhắm giúp chính phủ có cái nhìn toàn diện nhất góp phần trong việc hoạt định các chính sách lâu dài.

Sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay đã cải thiện đời sống của người dân tuy nhiên kéo theo đó đã gây ra sức ép lớn đối với môi trường. Quá trình đô thị hóa, sự gia tăng các khu công nghiệp, sự phát triển giao thông, sự bùng nổ dân số, sự phát triển trong nông nghiệp, các nghề, trong kinh tế biển cũng gây ra nhiều tác động và ảnh hưởng gây ra mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên và môi trường.

Biến đổi khí hậu là một vấn đề lớn có những thay đổi phức tạp

19

Giai đoạn 5 năm từ 2011 – 2015 những thay đổi trong khí hậu đã ảnh hướng sâu sắc đến môi trường Việt Nam, do đó báo cáo cũng đề cập rất rõ về vấn đề này. Rõ ràng thấy được, mặc dù tại Việt Nam, Thiên tai như hạn hán, lũ lụt, động đất, lốc xoáy xảy ra với số lượng ít, tuy nhiên cường độ tác động lại rất lượng. Cụ thể như đợt nắng nóng đạt mức kỉ lục hay hiện tượng cạn kiệt nguồn nước, xâm nhập mặn hay sạt lở đất diễn ra trên nhiều địa phương. Đặc biệt, năm 2015 có nhiều hiện tượng thời tiết bất thường có phần khá cực đoan như mưa lớn trái mùa tại Quảng Ngãi, tuyết rơi tại miền bắc hay những đợt mưa đá , lốc xoáy đã gây lụt lội tại nhiều nơi.

Vấn đề rác thải, ô nhiểm vẫn là một điểm nóng. Khi hàng năm, trên toàn quốc, chất thải rắn tăng 10% trong đó, 17% là rác thải công nghiệp, 46 % là rác thải từ sinh hoạt đô thị còn lại là từ y tế, làng nghề và nông thôn. Mặc dù lượng rác thải gia tăng, nhưng vấn đề thu gom và xử lý rác thải vẫn chưa được đầu tư, cải tạo, công nghệ xử lý vẫn còn lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu. Trong cả 4 lĩnh vực về môi trường như môi trường không khí, môi trường nước mặt, môi trường đất, môi trường nước dưới đất đều có nhiều biến đổi nhất định, cần có những biện pháp giải quyết mang tính đặc thù giải quyết cấp bách.

Môi trường biến động gây nhiều kết quả xấu đến sức khỏe cộng đồng

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nhức nhối, gây nhiều hậu quả xấu đến sức khỏe cộng đồng. Theo ước tính, trong  5 năm 2011 – 2016 đã có đến 6 triệu ca mắc bênh liên quan đến thiếu nước sạch cũng như ô nhiễm môi trường. Từ báo cáo đến thực tiễn, đó là cần sự vào cuộc của các cấp chính quyền, cần có những biện pháp mạnh tay, quyết định, giải quyết các vấn đề toàn diện khi mà môi trường sống của chúng ta đang bị đe dọa do các yếu tố từ thiên nhiên và cũng do những tác động của chính chúng ta.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *