Ô nhiễm môi trường biển, vấn đề đáng báo động tại Việt Nam

Ô nhiễm môi trường biển, vấn đề đáng báo động tại Việt Nam

28

Là quốc gia Rừng vàng biển bạc, Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260 km, có một vùng đặc quyền kinh tế vô cùng rộng lên đến 1.000.000 km2 và hơn 3000 đảo lớn nhỏ. Tuy nhiên, hiện nay, ô nhiễm môi trường tại Việt Nam đang ở tình trạng báo động đỏ với nhiều hiện tượng môi trường ô nhiễm vô cùng nghiêm trọng như tình trạng ô nhiễm do tảo độc, ô nhiễm do nước xả thải từ các nhà máy, xí nghiệp, do tình trạng phát triển môi trường biển không theo quy hoạch cũng như thực trạng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản bất hợp lý. Do đó, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển cũng như có chiến lược phát triển hoạt định phù hớp với xu thế phát triển của một quốc gia là vấn đề tất yếu.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường biển phải kể đến ô nhiễm do nguồn rác thải từ đất liền. Nguồn rác thải từ đất liên lên đến 70 – 80 %, gồm rác từ nhiều nguồn khác nhau như rác ở các nhà máy, xí nghiệp, rác thải sinh hoạt, nước xả thải của người dân và đặc biệt là các chát thải rắn từ các cửa sông, các chất thải không qua xử lý mà được xả trực tiếp ra biển. Không những thế, hoạt động nuôi trồng thủy sản cũng là một nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước biển. Trung bình, cứ bình quân nuôi 1 ha tôm, sẽ khiến môi trường biển tiếp nhận 5 tần chất thải rắn đồng thời hàng chục nghìn m3 nước thải trong một vụ nuôi. Như vậy với hơn 600 nghìn ha nuôi trồng tôm mỗi năm, thì lượng chất thải ra môi trường là một con số khổng lồ. Chính xác hơn theo dọc ờ biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình, diện tích nuôi trồng thủy sản lớn, quy mô ở mức công nghiệp, một khi xuất hiện hiện, các bãi đẻ, bãi giống cũng sẽ xuất hiện tràn lan, gây ô nhiễm lớn cho môi trường.

Những nghiên cứu của viện Hải Dương học Việt Nam đã gióng lên hồi chuông cảnh bảo về tình trạng xử dụng các vùng đất cát không hợp lý khiến tình trạng sạc lở, sói mòn ở các khu vực ven biển trở nên vô cùng nguy hiểm. Việc khai thác và đánh bắt thủy sản bằng cách sử dụng mình cũng như các hóa chất là cách khai thác vô cùng nguy hiểm, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cả một vùng sinh thái xung quanh, ảnh hưởng tới cảnh quan tự nhiên. Tiêu biểu phải nhắc đến vùng biển Cát Bà với hơn 5.400 ha mặt nước mặt. Giờ đây, hòn đảo tập trung vào khai thác du lịch và nuôi trồng thủy sản khiến tình trạng rác thải đổ trực tiếp ra biển ngày một lớn, gây ô nhiễm rất nhiều.

Ngoài ra có một nguyên nhân nữa gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng đến môi trường biển phải kể đến là ô nhiềm biển do tràn dầu. Tình trạng khai thác dầu quá mức do mức độ của lợi ích kinh tế cao, đã có rất nhiều vụ ô nhiễm do tràn dầu do các sự cố đắm, hỏng tàu chở dầu, hoặc các sự cố hư hỏng và rò rỉ tại giàn khoan. Điều đáng phái nói đến là tình trạng này càng tăng trong những năm gần đây. Ngoài ra, là một quốc gia khai thác dầu, nơpcs ta có đến hàng trăm giếng khoan khai thác dầu, với lượng nước thải lớn hàng năm, trung bình có đến hàng ngàn tấn rác thải chưa qua xử lý, đặc biệt có nhiều nhóm chất thải đặc biệt nguy hại.

Hiện tượng thủy triều đỏ diễn ra tại một số vùng biển miền Nam Trung Bộ như Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa khiến tôm, cá chết, làm thay đổi chất lượng môi trường gây tổn thất nghiêm trọng cho hệ sinh thái. Các báo cáo môi trường chỉ ra tình trạng ô nhiễm môi trường đặc biệt nguy hại khi tình trạng rác thải đổ ra biển tăng cao, độ pH mặt nước biển bị thay đổi. Hằng năm, lượng chất thải đổ ra biển không ngừng tăng. Trên 100 con sông tại nước ta hằng năm đổ ra biển lên đến 880 km3 nước thải, với khoảng 170 – 300 tần phù sa, chứa nhiều chất hữu cơ, chất độc hại từ các khu công nghiệp, khu dân cư và các khu nuôi trông thủy sản. Chất lượng môi trường biển đã có những nguy hoại cực kỳ nguy hiểm cới khoảng 70 loài đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam và hơn 80 loài đã được đánh giá mức độ nguy hiểm.

Kinh tế biển phát triển với nhiều hoạt đông, ngành nghề. Các khu du lịch, hoạt đông khai thác và nuôi trồng thủy sản, các khu công nghiệp, hải cảng và bến bãi đây trở thành nơi giao thương lớn, là trung tâm du lịch – kinh tế do đó tỷ lệ gia tăng dân số trong một vài năm trở lại đây làm rất cao. Trong khi sự tăng trưởng về cơ sở vật chất, hệ thống xử lý nước thải là không theo kịp, kết quả gây ra sức ép môi trường lớn đối với tài nguyên ven biển. Sự gia tăng dân số mất kiểm soát khiến các vấn đề về môi trường thật khó giải quyết. Thêm vào đó, tình trạng khai thác tận thu của các ngư dân khiến tình cạn kiệt các tài nguyên biển ngày càng gia tăng. Người dân đều chỉ ngắm nhìn cái lợi trước mắt mà quên đi cái lợi lâu dài về sau. Các ngư dân đến từ nhiều vùng khác nhau trên cả nước mà chủ yếu là các vùng nghèo, họ đến đây là dân tứ xứ, gắn bó với cuộc sống của làng vạn chàu, do đó các khái niệm về bảo vệ môi trường đối với họ quá xa vời. Phong tục tập quán và nếp nghĩ còn nhiều lạc hậu, hiểu biết về bảo vệ môi trường còn hạn chế, hành vi, ứng xử chưa thành thói quen, thiếu sự tự giác.

Hoạt động khai thác tàu biển cũng là nguyên nhân gây ô nhiems ôi trường do các vấn đề về nạo vét dòng chảy các bãi đổ phế thải hay tình trạng dầu loang diễn ra phổ biến. Do đó, các chỉ số như độ đục nước  cảng đà nẵng, vùng tàu, hải phòng), hàm nước ô xy trong nước là rất thấp. Nước thải công nghiệp đổ ra biển chưa qua xử lý cũng là nguyên nhân khiến hàm lượng thủy ngân vượt quá mức độ cho phép đặc biệt ở các cảng biển Vũng Tàu và Nha Trang.

Rõ ràng, vấn đề ô nhiễm môi trường biển đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái. Với hơn 1.122 km2 rạng sang hô, tuy nhiên, hệ sinh thái này đang có nguy cơ bị biến mất khiến vùng biển Việt Nam trở thành bức tranh thủy mạc. Tình trạng suy thoái của các dạng san hô cũng ở mức báo đống, độ phủ san hô hầy hết đều thuộc loại thất, chỉ có 3% được đánh giá là thuộc loại tốt. Các lời cảnh báo về môi trường chưa bao giờ khiến chúng ta giật mình như thế

Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *