Những dòng sông chết tại Hà Nội

Những dòng sông chết tại Hà Nội

Trước đây, các dòng sông Tô Lịch, Kim Ngưu đều được biết đến là các dòng sông đẹp, nổi tiếng thơ mộng của thủ đô Hà Nội, mà giờ đây, các con sông trở thành hồ chứa rác thải cho tất cả các hộ dân và nhiều nhà máy.

Sông Tô Lịch

24

Là dòng sông chảy qua 6 quận của Hà Nội bao gồm Thanh Xuân, Đống Đa, Hoàng Mai, Bà Đình Cầu Giấy và Thanh Trì. Trước đây, Tô Lịch được bến đến như một dòng sông thơ mộng, hữu tình thế nhưng giờ đây, trải qua quá trình đô thị hóa, nơi đây trở thành nơi xả rác trực tiếp,mặc dù thành phố đã có nhiều biện pháp nhằm nạo vét dòng chảy thế nhưng không mấy hiệu quả. Đặc biệt, có những đoạn nước dông đen ngòm, mùi xú uế đậm đặc và tất nhiên không thể có sinh vật có thể sống được như ở đoạn đường Láng, chị Nguyễn Thúy Hiền, một người dân Hà Nội cho biết. Kết quả quan trắc môi trường gần đây đã cho thấy mức độ ô nhiễm tại con sông này của tất cả các yếu tố đều quá cao như hàm lượng amoni, tổng dầu mỡ, tổng chất rắn lơ lửng trong khi lượng oxi hòa tan lại thấp hơn rất nhiều so với mức tiêu chuẩn.

Sông Kim Ngưu

25

Len lỏi trong những tòa nhà sầm uất cao ngất từ khu vực Kim Ngưu đến hồ Yên Sở là dòng sông Kim Ngưu với dòng nước đen kịt, có chỗ gần như không có sự thông thoát. Dòng sông giờ đây đã trở thành một dòng sông chết, đặc biệt đối với những ngày mưa, dòng sông luôn có mùi khó chịu đặc trưng, gây khó chịu với người dân thế nhưng dường như, bao năm nay, người dân cũng đã quen với điều này. Lý giải lý do dòng sông ô nhiễm nghiêm trọng, ông Nguyễn Văn Đăng cho rằng, so nhiều đô thị mọc lên đều không có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt mà đều xả trực tiếp xuống lòng sông, do đó, ô nhiễm là điều không thể tránh khỏi. UBND phương Mai Động thống kê mặc dù chỉ có 1 km dòng sông chảy qua địa bạn phường nhưng có đến 7 đầu cống thoát nước được xả trực tiếp.

Sông Nhuệ

26

Nếu tại điểm đầu nơi sông Hồng đổ vào sông Nhuệ ở quận Bắc Từ Liêm vẫn đỏ nặng phù sa, dồi dào tôm cá. Phần thượng nguồn sông nhuệ vẫn là một con  sông hài hòa thơ mộng, thì chỉ cách đó vài trăm mét, dòng Sông Nhuệ lại được mệnh danh là dòng sông chết.

Dọc theo dòng con sông Nhuệ, nước thường đen kịp bởi những ngôi nhà bên bờ sông đều xả trực tiếp ra dòng sông, bên bờ sông luôn là bãi rác thải, và càng về phía các quận ở hạ nguồn như Thanh Trì, Hà Đông, dòng sông càng trở nên đen kịt.

Hệ thống công trình thủy lợi sông nhuệ thường được kỳ vọng là sẽ mang lại nước tưới cho nhiều ha canh tác cũng như góp phần tiêu thoát nước cho Hà Nội. Các trạm bơm tại khu vực Hà Đông ( Mộ Lao) được đặt ngay đầu miệng cống, các máy móc thiết bị đều bị hoen rỉ và ngà màu. Nguồn nước của dòng sông càng trở nên ô nhiễm được cho rằng nguyên nhân khi có nhiều công ty bao gồm nhà máy cao su Hà Nội, công ty may Vietpacific, Công ty giày da Thụy Khuê, nhà máy bê tông chèm và nhiều công ty khác đặc biệt phải kể đến nguồn nước thải ô nhiễm từ 2 bệnh viện lớn là bệnh viện 103 và bệnh viện đa khoa hà đông. Các nguồn nước này vô cùng độc hại do chứa nhiều kim loại nặng như chì, mangan , sắt đặc biệt nguy hại cho hô hấp và thần kinh.

Nhà máy Xử lý nước thải Yên Sở

Nhằm xử lý hệ thống nước thải nguy hại, trả lại vẻ đẹp vốn có của các dòng sông, thành phố Hà Nội đã đầu tư xây dựng nhiều nhà máy xử lý nước thải như nhà máy tại Yên Sở (Hoàng Mai) Với công suất khoảng 200.00 m3 ngày đêm, nhà máy được kỳ vọng sẽ giải quyết vả xử lý nước thải tại khu vực sông kim ngưu và sông Sét, đảm nước thải đạt chuẩn khi thải ra môi trường.

Nhà máy Xử lý nước thải Yên Xá

Mới đây, YBND thành phố Hà Nội cũng đã quyết định xây dựng nhà máy xử lý nước thải ở Thanh Trì ( Yên Xá). Với công suất lên đến 270.000 m3 ngày đên, nhà máy được kỳ vọng sẽ xử lý nước thải của các quận huyện như Hoàng Mai, Thanh  Xuân, Thanh Trì, Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa và Hà Đông.

Đây là dự án nhằm giúp cho dòng sông có thể sống lại, tạo nên một ý nghĩa to lớn về mặt môi trường. Tuy nhiên, rõ ràng, việc tái sinh một dòng sông không chỉ đơn giản phụ thuộc vào các ý thức của người dân, của các cơ quan, xí nghiệp trên địa bàn. Các dòng sông trở nên ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến bộ mặt của thủ đô đồng thời cũng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân nhưng một trong những nguyên nhân lớn là do ý thức của người dân khi không giữ gìn dòng sông. Như vậy, điều đầu tiên là chúng ta cần ý thức được trách nhiệm của bản thân cũng như có các biện pháp nhằm bảo vệ được môi trường xanh – sạch – đẹp, giữ được bầu không khí trong lành là điều ưu tiên lớn của mỗi chúng ta.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *