Môi trường Việt Nam và những cảnh báo đỏ
Hiện tại, môi trường nước ta đang từng bước bị xâm hại một cách vô cùng nghiêm trọng, ngoài trừ các nguyên nhân quốc tế thì nguyên nhân chủ yếu là do các hành động bất cẩn của chúng ta.
Biến đổi khí hậu
Việt Nam được đánh giá là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng khí hậu mà cụ thể nhất là hiện tượng nước biển dâng do băng tan cũng như lượng nước từ các con sông băng thuộc dãy núi Himalaya. Theo dự báo đến năm 2030, khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ chịu ảnh hưởng vô cùng nặng nề, kéo theo những biến đổi về thời tiết là các tác động khác về kinh tế, chính trị và xã hội như dân số bùng nổ, chính trị không ổn định.
An ninh nước đang bị xâm phạm
Các nước tại các phần thượng nguồn của các dòng sông đang tích cực xây các công trình thủy điện, hồ, đập để giữ nước. Điều đó ảnh hưởng rất tiêu cực đến dòng nước ở hạ nguồn, nếu không có đủ nước thì chúng ta không thể tiến hành phát triển kinh tế xã hội, thậm chí còn phải có biện pháp nhằm thỏa hiệp với nguồn nước tại nước thượng nguồn. Theo ước tính, Việt Nam có khoảng 850 tỷ m3 nước trong đó có đến 500 tỷ m3 nước là nước quá cảnh, có thể thấy vẫn phụ thuộc quá lớn từ bên ngoài.
Ô nhiễm xuyên biên giới chưa thể kiểm soát
Việt Nam được gọi là bãi rác của thế giới khi mà thực trạng nhập khẩu rác thải từ các nước khác vẫn còn nhiều, các biện pháp chế tài xử lý vấn đề này không hiệu quả. Do đó, ngoài lượng rác thải công nghiệp trong nước, có rất nhiều nguồn tác thải khác được nhập về Việt Nam, một số bị phát hiện thì vẫn tồn đọng tại các cảng biển còn hầu hết được đưa đến các vùng miền khác để tái chế, mang lại nhiều hậu quả nguy hiểm về mặt môi trường. Thực trạng này thường khó có thể cử lý khi mà hình thức nhập khẩu vô cùng phức tạp thường theo cơ chế tạm nhập tái xuất hoặc được ngụy trang vô cùng công phu. Nếu bị phát hiện chỉ lo thường có công văn từ chối nhận hàng.
Sinh vật ngoại lai nguy hại và sinh vật biến đổi gen xâm lấn
Có rất nhiều sinh vật ngoại lai nguy hại tại Việt Nam phải kể đến rùa tai đỏ, ốc bươu vàng ở khắp các ruộng vườn, ngoài ra còn phải kể đến tôm thẻ chân trắng, virus gây bệnh heo tai canh, cá hoàng đế và nhiều loại động vật khác. Các loài sinh vật biến đổi gen như đậu tương, bông, ngô đã trở nên phổ biến. Khi mà chúng ta chưa thể chứng minh được tác hại của chúng và cũng không có cơ chế đủ mạnh để có thể kiểm soát được các vấn đề trên.
Tài nguyên khoáng sản đang thất thoát
Từng tự hào là quốc gia có rừng vàng biển bạc, có nguồn tài nguyên khoán sản vô cùng phong phú thẻ nhưng hiện tại, nguồn tài nguyên hữu hạn này đang trở nên cạn kiệt dần. Lý do bởi, mặc dù có nhiều loại tài nguyên nhưng nhìn chung trữ lượng của các loại này đều khá thấp. Hoạt đông khai thác và xuất khẩu chủ yếu là khai tháng khoáng sản thô, nên giá trị kinh tế không cao. Hơn hết chưa có sự quản lý từ các cơ quan chính quyền địa phương khiến tình trạng tận thu vẫn diễn ra vô cùng phổ biến. Mặc dù khai thác khoáng sản cũng đóp góp giá trị trong GDP, tuy nhiên, nếu nhìn vào những giá trị môi trường bị đánh đổi thì đây cũng là một điều cần phải xem xét lại.
Mất an toàn môi trường
Tình trạng ô nhiếm môi trường trở thành vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Có hàng loạt các vụ vi phạm gây phẫn nộ trong dư luận mà gần đây nhất phải kể đến vụ nhà máy Fomusa xả nước thải ra biển, làm cá chết hàng loạt tại khu vực biển Hà Tĩnh. Rồi các vụ cá chết tại Hồ Tây cũng dấy lên một hồi chuông cảnh báo. Các làng ô nhiễm xuất hiện tại nhiều nơi hơn cũng như các vấn đề bảo đảm vệ sinh anh toàn thực phẩm chưa bao giờ nóng đến như thế.
Từ trước đến nay, chúng ta chỉ tập trung đầu tư phát triển kinh tế mà không coi trọng đến các giá trị về mặt môi trường, do đó chưa có những sự khuyến khích phát triển thỏa đáng. Tuy nhiên, hiện nay, bảo về môi trường đã là một vấn đề nhận được sự ủng hộ và quan tâm của tất cả các tầng lớp trong xã hội.
Xem thêm