Hướng dẫn cách sử dụng điện cực PH

Hướng dẫn cách sử dụng điện cực PH

– Giữ sạch máy đo, dây đo, jack BNC nối điện cực với máy đo để kết quả đo chính xác. Dùng khăn sạch vệ sinh máy đo, không để dây bẩn bởi các loại chất bẩn.

– Vì ngõ vào điện cực có trở kháng lớn, tránh cầm trực tiếp điện cực khi đo. Nếu cần, có thể một tay cầm điện cực, tay kia cầm máy đo để chênh lệch điện thế giữa điện cực và máy đo bé nhất.

– Không dùng tay sờ vào đầu điện cực, không dùng cọ hay bất cứ vật gì chùi điện cực, có thể ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của đầu đo điện cực.

– Khi di chuyển máy đo từ nơi có nhiệt độ lạnh đến nơi có nhiệt độ nóng hơn, cần chờ cho nhiệt độ máy đo cân bằng với nhiệt độ môi trường. Sự chênh lệch lớn và quá đột ngột có thể gây mất cân bằng và đo không chính xác.

– Khi đo nên cho đầu điện cực vào sâu trong dung dịch ít nhất 30 mm để màng thẩm thấu tiếp xúc với dung dịch.

– Sau khi đo, rửa điện cực pH bằng nước cất, không rửa bằng dung dịch, dung môi có carbon như xăng, cồn, …

– Điện cực pH phải được bảo quản bằng cách cho vài giọt KCl 3 mol vào nắp nhựa gắn ở đầu điện cực.

– Sau khi dùng xong dung dịch chuẩn trong một cốc con, không nên dùng lại, nên đổ bỏ vì dung dịch đã kém chính xác về trị số pH.

– Chỉ dùng bộ biến đổi 220VAC/10VDC đi kèm theo máy, không dùng các bộ đổi điện khác để không làm hỏng máy.

– Khi chỉnh máy đo, nếu không chỉnh được trị số pH đọc về trị số pH của dung dịch chuẩn, có thể vì các nguyên nhân: điện cực hỏng hay già, cần thay thế ; dung dịch đệm trong điện cực cạn, cần châm thêm ; dung dịch đệm trong điện cực bị nhiễm bẩn, cần thay thế bằng dung dịch 3-mol KCl mới

– Với dung dịch có nồng độ ion thấp (như nước cất, nước mưa, …), dung dịch có nồng độ ion Ag cao, thịt, sơn, giấy, đất cần dùng loại điện cực pH đặc biệt.

– Nếu điện cực phản ứng chậm hay không phản ứng đó là do điện cực bị bám bẩn, màng thẩm thấu của điện cực bị nghẽn, cần rửa điện cực bằng methyl alcohol. Nếu điện cực không phản ứng nhanh hơn, ngâm điện cực trong dung dịch 0,1 mol HCl trong 5 phút rồi rửa bằng nước sạch, tiếp tục ngâm điện cực trong dung dịch 0,1 mol NaOH trong 5 phút và rửa lại bằng nước sạch, sau đo ngâm điện cực trong dung dịch đệm pH 4 trong 10 phút trước khi đo.

Khi mức dung dịch đệm KCl 3 mol bên trong điện cực xuống thấp hơn lỗ trên điện cực, tụt vòng nhựa hay gở nấp nhựa ra, châm thêm dung dịch KCl 3 mol cho đầy lại. Trường hợp dung dịch đệm bên trong điện cực dơ, đổi màu cần hút hết dung dịch ra. Bơm dung dịch KCl mới vào súc xong, thay dung dịch KCl 3 mol mới.

Mỗi loại điện cực đều có những quy định riêng biệt về cách sử dung, chú ý môi trường hoạt động… khác nhau nên cần được tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi sử dụng.

Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *