Cách khắc phục lỗi thường gặp khi dùng máy đo độ pH đất

Trong quá trình sử dụng máy đo độ pH đất thì gặp lỗi là điều không thể tránh khỏi, thông thường là do không thao tác đúng. Điều này làm ảnh hưởng tới kết quả đo có chính xác hay không. Do đó, chúng ta cần tìm hiểu các lỗi thường gặp khi dùng máy đo pH cũng như cách khắc phục để sử dụng thiết bị hiệu quả nhất.

Các lỗi thường gặp khi dùng máy đo độ pH

Thiết bị đo nồng độ pH được coi là thiết bị tiên tiến, hiện đại, có thiết kế tối ưu giúp người dùng thực hiện dễ dàng, mang tới hiệu quả cao trong công việc. Trong quá trình dùng máy ày, có thể gặp các lỗi gây ảnh hưởng tới kết quả đo. Từ đó kéo theo là những hệ lụy phía sau đó.

Vậy các lỗi của máy đo độ pH đất thường do đâu? Nguyên nhân có thể do đặc thù của môi trường đất không giống nhau khiến cho thiết bị đo này gặp nhiều lỗi. Cụ thể, các lỗi mà máy đo nồng độ pH này thường xảy ra gồm có:

  • Kết quả đo không hiển thị ở trên màn hình hoặc hiển thị mờ, máy hoạt động hông ổn định. Lỗi này do nguồn điện hoạt động không ổn định hoặc do pin hỏng, cắm bị lỏng, hết pin. Cách khắc phục rất đơn giản, bạn nên kiểm tra nguồn, chỉnh rắc cắm và xem lại pin lắp đúng hay chưa. Nếu như pin dùng lâu ngày, bạn nên thay thế pin mới hoặc sạc đầy pin.
  • Điên cực bị lỗi bởi quá trình dùng máy lâu ngày dẫn tới việc bị khô và hỏng khiến thiết bị máy đo độ pH cho kết quả đo không được chính xác. Do đó, bạn nên bảo trì điện cực của thiết bị bằng cách ngâm vào dung dịch bảo quản để cho điện cực hoạt động tốt nhất. Nếu như khi đã bảo trì mà vẫn bị lỗi thì bạn nên thay điện cực mới.
  • Các nút chức năng không bấm được hoặc khó bấm. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do không vệ sinh cho máy hoặc vệ sinh không đúng cách khiế cho bụi bẩn, dị vật vẫn bám vào trong thiết bị gây ra kẹt phím làm cho việc điều khiển máy khó khăn. Do đó, lỗi này ảnh hưởng tới quá trình dùng và kết quả đo. Để có thể khắc phục được tình trạng này, bạn cần phải vệ sinh máy một cách thường xuyên và đúng cách, nhất là ở khu vực phím. Bên cạnh đó, bạn nên dùng các phụ kiện để bảo vê máy như túi chống sốc, ốp… Với các phụ kiện này, máy sẽ hạn chế được tình trạng bụi bẩn bám vào, tránh được tình trạng về hỏng hóc do bị rơi, va đập.
  • Cap, các điểm kết nối không chắc chắn, lỏng lẻo chắc do khi cắm điện cực vào trong đất, thao tác bị sai. Khi cố định chắc chắn phần trên máy đo độ pH đất, xoay vòng kim loại đúng hướng dẫn nhà sản xuất, bạn sẽ khắc phục được các tình trạng hay gặp khi dùng dòng máy này.
  • Mối nối tắc nghẽn do khi dùng, đất bám vào đầu đo gây ra tình trạng tắc nghẽn khiến quá trình đo và kết quả đo bị ảnh hưởng. Khi gặp tình trạng đó, bạn nên làm sach điện cực bằng việc khuấy nó ở trong nước cất. Đất chưa tan hết, bạn nên ngâm vào trong dung dịch chuyên dụng.

Làm cách nào để có thể hạn chế lỗi khi dùng máy đo độ pH trong đất

Khi thực hiện đúng các thao tác cũng như các lưu ý dưới đây, bạn sẽ giúp máy đo PH đất được hoạt động bền bỉ và tốt nhất, kéo dài được tuổi thọ:

  • Bảo quản đúng cách.
  • Vệ sinh máy thường xuyên.
  • Dùng xong cần phải đậy nắp cho điện cực để bảo vệ máy hiệu quả.

Hy vọng với chia sẻ trên đây ,các bạn đã biết được các lỗi hay gặp khi dùng máy đo độ pH đất cũng như có cách khắc phục hiệu quả nhất.

Nguồn: Tổng hợp