Các biện pháp nhằm bảo vệ môi trường với việc sử dụng túi nilong
Hiện nay, ô nhiễm môi trường là một vấn đề nóng của toàn xã hội, do đó việc bảo vệ môi trường cũng được đặc biệt quan tâm, chú trọng. Các nhà hoạt động vì môi trường, cộng đồng dân cư cũng đã có nhiều biện pháp, chương trình, hoạt động bảo vệ môi trường diễn ra trên khắp cả nước. Tuy nhiên, trên thực tế, việc bảo vệ môi trường có thể tiến hành từ các hành động vô cùng nhỏ bé như bỏ rác đúng nơi quy định, hạn chế hoặc sử dụng các loại túi nilong hữu cơ. Công tác bảo vệ môi trường cần sự phối hợp đồng bộ của nhiều ban, ngành, của chính quyền địa phương mà còn đòi hỏi điều quan trọng nhất là ý thức của mọi tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, ý thức về vấn đề bảo vệ môi trường của người dân còn kém khi mà hiện tượng xả rác bừa bãi, không đổ rác đúng nơi quy định vẫn diễn ra khá phổ biến và thường xuyên. Thêm vào đó thói quen sử dụng túi nilong thường xuyên, đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân cũng như gây ô nhiễm môi trường lâu dài.
Tăng cường sử dụng các loại túi nilong dễ phân hủy
Tình trạng sử dụng túi nilong ở Việt Nam là rất lớn khi mà mỗi hộ gia đình sử dụng lên tới 5 – 7 túi nilon/ ngày bao gồm nhiều kích cỡ khác nhau. Do đó, có thể ước tính, mỗi ngày có đến hàng triệu túi nilong được thải ra. Với số lượng túi như vậy, nếu đem chôn lấp thì phải mất từ 200 đến 500 năm mới có thể phân hủy hết, điều đó gây ô nhiễm nghiêm trọng cho nguồn đất, cho nguồn nước và không khí. Các chất làm nên túi nilong là các chất động khó phân hủy, khi dùng chúng để đựng thức ăn, các thành phân hóa học này sẽ tiếp xúc với thức ăn, có thể gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm, gây ung thư hoặc ngộ độc.
Theo nhận định của các chuyên gia, rõ ràng việc nâng cao ý thức của người dân trong vấn đề bảo vệ môi trường là một trong những giải pháp đầu tiên cần chú trọng đẩy mạnh. Các hoạt động giao dục tại trường học cần được lồng ghép một cách khéo léo, với nội dung dạy học, gắn liền với những hành động nhỏ nhất. Không chỉ dừng lại ở các biên pháp tuyên truyền, mà cần xây dựng các mô hình hợp tác, cũng bảo vệ vệ sinh môi trường của thôn xóm, tổ dân phố. Phát triển từ các vấn đề từ nhỏ đến lớn chứ không phải chỉ tuyên truyền giáo dục, “xây nhà từ nóc” như các giải pháp đã làm trước đây.
Giáo dục nhận thức đối với người dân, để hoj hiểu được tầm quan trọng của việc bỏ rác đúng nơi quy định, biến đó không chỉ là một hành động tích cực mà nó còn phải trở thành một thói quen tốt hằng ngày, được mọi người cùng thực hiện.
Nhà nước và các cơ quan quản lý cũng cần có những biện pháp nhằm hạn chế thói quen sử dụng túi nilong của người dân hoặc khuyến khích người dân sử dụng các sản phẩm túi đựng thân thiện với môi trường. Các nhóm biện pháp có thể kể đến như có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất các loại túi giấy, túi dễ tái chế, dễ phân hủy và thân thiện với môi trường xung quanh. Có biên pháp đánh thuế cao đối với các doanh nghiệp sản xuất túi nilong, nhằm hạn chế việc túi nilong có thể đến tay người tiêu dùng. Thêm vào đó cần bố trí các thùng rác tại các điểm công cộng thuận lợi, các điểm tập kết rác tập trung có thể khuyến khích người dân bỏ rác đúng nơi quy định.
Như vậy, để nâng cao trách nhiệm và ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường bước đầu cần nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng túi nilong cũng như trong thói quen vứt rác bừa bãi, không đúng nơi quy hoạch. Thực tế đã chứng minh, việc tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường của người dân là vô cùng hăng hái, tuy nhiên điều quan trọng là có thể biến sự hăng hái đó trở thành một phần ý thức của người dân, trở thành thói quen hằng ngày thì đó mới là một vấn đề vô cùng quan trọng.
Xem thêm