5 cách giúp nuôi tôm đạt năng suất cao

Nuôi tôm được xem là vấn đề không dễ nhưng nếu như làm đúng điều cơ bản giúp ao nuôi có thể đạt được năng suất, sạch bệnh. Ở trong quá trình về làm việc, nghiên cứu, thiết kế quy trình về vận hành tiêu chuẩn, giải pháp cho trang trại ở trên khắp đất nước ở Indonesia. Hiện nay, công ty công nghệ Tài chính NTTS Alune đưa ra các cách giúp người nuôi tôm có thể đạt hiệu quả năng suất tốt nhất có thể.

Lấy mẫu tôm

Lấy mẫu tôm giúp cho người nuôi có thể hiểu được mức tăng trưởng tôm cũng như điều chỉnh được chế độ ăn uống, ngăn ngừa cho ăn nhiều hoặc ít quá. Việc lấy mẫu tôm lên thực hiện cách nhau khoảng 5 – 7 ngày bằng việc dùng lưới thích hợp với cỡ tôm. Lấy mẫu thực hiện để có thể ước tính được trọng lượng con tôm, tính bằng việc chia tổng trọng lượng cho tôm nuôi. Điều cần chú ý chính là cách lấy mẫu và tránh lấy gần khay thức ăn bởi tôm đó thường lớn hơn những con tôm còn lại ở trong ao. Việc lấy ngẫu nhiên gồm đỉnh, dáy, giữa cột nước giúp việc bạn xác định kích cỡ tôm chính xác nhất.

Duy trì độ kiềm ở mức tối ưu

Độ kiềm là thông số chất lượng của nước ảnh hưởng tới dao động nồng độ pH, thành phần các vi khuẩn. Do đó, bạn nên duy trì mức độ kiềm ở trong nước từ 120 – 150ppm. Việc duy trì này có thể được thực hiện bằng việc áp dụng chất bicacbonat để có thể tăng được độ kiềm thì bạn nên dùng lượng không được vượt quá là 20ppm. Để có thể biết được lượng chất bicacbonat phù hợp thì người nuôi cần phải biết được độ kiềm rồi thông qua những công thức để điều chỉnh. Các bạn sử dụng máy đo PH để có thể kiểm tra, duy trì được độ kiềm hiệu quả. Thay vì sử dụng quỳ tím, máy đo pH cho kết quả nhanh chóng, chính xác, từ đó giúp bạn xử lý môi trường sống nhanh chóng, kịp thời.

Cải thiện an toàn sinh học

Ở trong nuôi tôm thì an toàn sinh học bị coi là một nguồn bổ sung các cơ sở hạ tầng không cần thiết, thủ tục rất phức tạp mà lợi ích lại không rõ ràng. Nhưng tầm quan trọng an toàn sinh học này không hề phóng đại bởi đây là cách rất quan trọng để có thể ngăn ngừa được các dịch bệnh ở trong ao nuôi, mang tới lợi ích cho ao nuôi và cả những khu vực lân cận. Vấn đề an toàn sinh học này được hành động bằng việc ngăn chặn xâm nhập từ mầm bệnh, trừ mầm bệnh ra khỏi môi trường ao nuôi. Sau đây là biện pháp về an toàn sinh học mà người nuôi dễ dàng thực hiện ở trang trại như dùng lớp lót áo, bảo vệ được trang trại bằng các hàng rào, đặt chế phẩm và thức ăn trong phòng lưu trữ, đảm bảo phòng thí nghiệm …

Bón men vi sinh đúng thời điểm

Bón men vi sinh là vi khuẩn rất tốt nhằm thúc đẩy được sự phát triển tôm, ngăn ngừa được bệnh tật, căng thẳng, duy trì được chất lượng nước. Chế phẩm sinh học có thể phát huy tốt vào đầu vụ nuôi, làm cho tôm có thể thích ứng với môi trường mới, tăng cường được chất lượng của nước. Vi khuẩn có lợi về tăng cường được sức khỏe về đường ruột, duy trì môi trường tốt.

Khử trùng

Khử trùng được xem là bước rất quan trọng giúp cung cấp môi trường sống sạch cho con tôm. Trước khi bắt đầu thả giống thì bạn nên khử trùng trang trại, từ ao nuôi cho tới thiết bị, nguồn nước giúp đảm bảo được mầm bệnh diệt khuẩn, giảm thiểu được nguy cơ về nhiễm bệnh hiệu quả.

Nguồn: Tổng hợp