Vấn đề ô nhiễm đất tại Việt Nam

Vấn đề ô nhiễm đất tại Việt Nam

Cùng với ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước thì ô nhiễmđất đang trở thành một vấn đề nóng hiện nay trên toàn thế giới cũng như đối với Việt Nam. Ngày hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu các nguyên nhân chính khiến tình trạng ô nhiễm đất càng ngày càng đáng báo động như hiện nay.

30

Lượng phân bón hóa học tăng cao gây ô nhiễm đất

Hoạt động sản xuất nông nghiệp mà cụ thể là việc sử dụng phân bón hóa học nhằm tăng năng suất cây trồng hoặc sử dụng thuốc trừ sâu bảo vệ thực vật là một trong những nguyên nhân khiến đất bị ô nhiễm. Theo báo cáo môi trường năm 2011 – 2015, thực vật, cây trồng chỉ hấp thụ khoảng 40 – 50 % lượng phân bón được sử dụng ( trong đó phân kali được hấp thụ lớn nhất vào khoảng 50 – 60%,phân lân chiếm 40 – 45 %, còn phân đạm chỉ hấp thụ khoảng 30 – 45 %)

Rõ ràng, việc sử dụng phân bón hóa học trong nông nghiệp là con dao hai lưỡi. Khi bón quá nhiều phân hóa học là hợp chất nitơ, lượng hấp thu của rễ thực vật tương đối nhỏ, đại bộ phận còn lưu lại trong đất, qua phân giải chuyển hoá, biến thành muối nitrat trở thành nguồn ô nhiễm cho mạch nước ngầm và các dòng sông.

Cùng với sự tăng lên về số lượng sử dụng phân hoá học, độ sâu và độ rộng của loại ô nhiễm này ngày càng nghiêm trọng. Đồng thời việc sử dụng nhiều phân hóa học làm đất hở nên chặt hơn, độ trương co kém, kết cấu vững chắc, không tơi xốp mà nông dân gọi là đất trở nên “chai cứng”, tính thoáng khí kém hơn đi, vi sinh vật ít đi vì hóa chất hủy diệt vi sinh vật.

Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhằm tiêu diệt các ký sinh của động vật nuôi và con người hay để triệt hạ các loài phá hại mùa màng. Bản chất của nó là những chất hóa học diệt sinh học nên đều có khả năng gây ô nhiễm môi trường đất. Đặc tính của thuốc trừ sâu bệnh là tính bền trong môi trường sinh thái nên nó tồn tại lâu dài trong đất, sau khi xâm nhập vào môi trường, thời kì “nằm” lại đó, các nhà môi trường gọi là “thời gian bán phân giải”. “nữa cuộc đời này”được xác định như là cả thời gian nó trốn vào trong các dạng cấu trúc sinh hóa khác nhau hoặc các dạng hợp chất liên kết trong môi trường sinh thái đất. Việc sử dụng  thuốc bảo vệ thực vật hiện nay có xu hướng tăng cao.

Các nguồn chất thải rắn tăng cao

Cùng với sự phát triển về kinh tế, công nghiệp xây dựng ngày càng phát triển, kèm theo đó là sự gia tăng lượng giác thải từ các hoạt động sản xuất, xây dựng cũng như rác thải sinh hoạt. Tình trạng ô nhiễm đất được thể hiện rõ ràng nhất tại các vùng ven đô của các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội hoặc các tỉnh thành có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung như Đồng Nai, Thái Nguyên.

Theo thống kê, tại lưu vực sông Đồng Nai có đến 144 khu công ngiệp đang hoạt động trải dài trên cả 4 tính Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên chí có 79 khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải. Đây là một con số đáng báo động. Theo thống kê, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày thải ra đến 6.700 tấn chất thải rắn với khoảng 2.000 tấn là chất thải nguy hại. Điều đó khiến vấn đề ô nhiễm môi trường càng trở nên nhức nhối

Trong khi đó, chất lượng đất tại các khu chế xuất, làng ngề, bị suy giảm nghiêm trọng. Mới nhất tại Bắc Ninh khi làm xét nghiệm đối với các mẫu đất tại làng nghề tái chế Châu Khê, hàm lượng kim  loại nặng trong vùng xấp xỉ hoặc vượt ngưỡng cho phé 1,2 – 1,4 lần so với QCVN 03:2008/BTNMT đối với đất nông nghiệp.

Chiến tranh Việt Nam cũng gây tác động lớn đối với môi trường đất khi mà có đến 240 điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại 15 tỉnh thành được phát hiền còn tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật đặc biệt nghiêm trọng gây ô nhiễm môi trường. Đất tại các địa điểm này có hàm lượng chất độc cao, hó phân hủy cải tạo hoặc xử lý

Từ các nguyên nhân kể trên, rõ ràng vấn đề ô nhiễm môi trường đất cần phải nhận được sự quan tâm hơn nữa từ người dân cũng như từ xã hội.

Xem thêm