Vai trò & những ảnh hưởng của độ pH trong nước đến sinh vật cũng như cách điều chỉnh độ pH

Vai trò và những ảnh hưởng của độ pH trong nước đến sinh vật cũng như cách điều chỉnh độ pH

Độ pH là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng nước của ao nuôi. Đó được xác định là độ axit hay còn gọi là độ chua của nước hoặc của đất, được tính toán dựa trên nồng độ của ion H+ trong môi trường. Độ pH là một đại lượng hóa học, thang đo pH có giá trị từ 0 đến 14 nhằm xác định tính chất của môi trường được chia làm 3 loại: môi trường trung tính khi độ pH xấp xỉ bằng 7, đây là môi trường trung hòa, nếu độ pH lớn hơn 7, đây là môi trường kiềm, còn lại nhỏ hơn 7 thì môi trường có tính axit.

Tác động của độ pH đến sức sống của sinh vật do các thay đổi về lý hóa của môi trường. Trong độ pH thích hợp, cá, tôm sẽ sinh trưởng và phát triển tốt. Nếu độ pH chênh lệch trong mức cho phép quá 0.5 sẽ khiến thủy sản bị sốc, kém ăn, nếu kéo dài trong thời gian lâu sẽ khiến cá, tôm chậm tăng trưởng, còi cọc và dễ nhiễm bệnh.

Độ pH có ảnh hưởng đến chất lượng của như số lượng của thủy, hải sản. Như vậy, có những biện pháp nào nhằm điều chỉnh lượng ion H+ trong nước, giúp độ pH đạt được mức độ mong  muốn.  Chúng ta cùng tìm hiểu 1 số phương pháp nhằm điều chỉnh độ pH.

  1. Điều chỉnh độ pH bằng cách sử dụng hóa chất:

Với diện tích sử dụng có quy mô lớn, hoặc độ pH quá thấp, chúng ta có thể sử dụng bơm định lượng để cân bằng độ hóa chất . Cần xác định lượng soda hoặc hỗn hợp giữa soda và Hypochlorite  trên nồng độ pH thực tế với mức pH tiêu chuẩn, cân đối giữa các tham số: lưu lượng bơm, độ pH, nồng độ dung dịch hoá chất để đảm bảo pH tăng vừa đủ. Ngoài ra cũng có thể sẽ dùng Kali để nâng PH, nhưng phải tính toán kỹ lưỡng để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ khi sử dụng nguồn nước đã điều chỉnh

  1. Điều chỉnh bằng máy tự điều chỉnh nồng độ pH theo mức giới hạn và mong muốn.

  2. Sử dụng bộ lọc trung hòa đồ pH.

Chúng ta có thể tăng độ pH bằng cách làm tăng cường các ion Ca2+ và Ma2+ thông qua việc sử dụng các bộ lọc từ Calcite (từ đá vôi) hoặc magnesia (magnesium oxide). Tuy nhiên phương pháp này có thể gây cho nước có độ cứng cao, cần phải có các biện pháp xử lý định kì để làm mềm nước.

Như vậy, chúng ta đã nắm rõ được tác hại cũng như các phương pháp nhằm điều chỉnh độ pH. Tuy nhiên bước đầu tiên, quan trọng nhất là phải xác định được mức độ pH để biết môi trường hiện tại có giá trị độ pH là bao nhiêu, để có những điều chỉnh hợp lý hoặc quý khách cũng có thể mua máy đo nồng độ PH cầm tay tại đây.

Xem thêm