Tìm hiểu về Muối tác dụng với một số loại hợp chất

Muối tác dụng với các loại hợp chất

Muối là một khái niệm chung dùng để chỉ một hợp chất được tạo bởi phản ứng trung hòa của axít. Có 2 loại muối khác nhau: Muối trung hoà và muối axit. Muối có công thức hoá học gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại (Na,Cu,Al,…) hoặc gốc amoni NH4+ kết hợp với một hay nhiều gốc axit (Cl,SO42-,PO43-,…). Tuy vậy đó chỉ là với muối trung hoà, đối với muối axit trong hợp chất ngoài việc có cấu tạo trên, nó còn có một hoặc nhiều nguyên tử hidro.

Muối tác dụng với dung dịch axit: Muối khi tác dụng với axit sẽ cho ra muối mới và axit mới. Điều kiện: Cả axit và muối tham gia phải tan. Axit mới phải yếu hơn axit đã cho, nếu không thì muối mới phải kết tủa. VD: BaCl2 + H2SO4 -> BaSO4 (kết tủa) + 2HCl. CaCO3 + 2HCl -> CaCl2 + CO2 + H2O [H2CO3 -> CO2 + H2O (tham khảo ở bài axit)]. 

Muối tác dụng với dung dịch bazơ: Muối khi tác dụng với bazơ sẽ cho ra muối mới và bazơ mới. Điều kiện: Cả bazơ và muối tham phải tan. Ít nhất một trong 2 muối mới và bazơ mới phải kết tủa. VD: Ca(OH)2 + Na2CO3 -> CaCO3 (kết tủa) + 2NaOH. Ngoại lệ: NH4Cl + NaOH -> NaCl + NH3 + H2O

Muối tác dụng với kim loại: Kim loại riêng lẻ sẽ đẩy kim loại trong muối ra ngoài. Điều kiện: Kim loại riêng lẻ phải đứng trước kim loại trong muối trong dãy điện hoá. VD: Mg + CuSO4 -> MgSO4 + Cu

Muối tác dụng với muối: Muối khi tác dụng với muối sẽ cho ra 2 muối mới. Điều kiện: Cả 2 muối tham gia phải tan. Ít nhất một trong 2 muối mới phải kết tủa. VD: BaCl2 + Na2SO4 -> BaSO4(kết tủa) + 2NaCl

Xem thêm