Thực trạng vấn đề sử lý nước ô nhiễm tại Việt Nam

Thực trạng vấn đề sử lý nước ô nhiễm tại Việt Nam

Hiện nay, lượng rác thải phát sinh, thải ra môi trường ngày một tăng nhanh về số lượng. Xử lý chất thải đô thị bằng phương pháp chôn lấp vẫn là hình thức phổ biến được áp dụng ở nước ta bởi ưu điểm chi phí thấp so với các phương pháp xử lý khác như đốt, hóa rắn…Tuy nhiên, kéo theo đó là vấn đề ô nhiễm môi trường do bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, không đạt tiêu chuẩn gây ra nhiều bất cập làm ảnh hưởng tới môi trường xung quanh và cuộc sống con người.

o-nhiem-2

Đặc biệt, hầu hết nước rỉ rác tại bãi chôn lấp đều phát thải trực tiếp vào môi trường, khuếch tán mầm bệnh gây tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người. Và ô nhiễm gây bởi nước rỉ rác từ các bãi chôn lấp tập trung trở thành vấn đề nóng hàng chục năm nayNước rác còn được hình thành trong quá trình chôn lấp vận hành bãi rác với nhiều nguồn khác nhau, như nước sinh ra do quá trình sinh hóa phân hủy các chất hữu cơ; mực nước ngầm có thể dâng lên và rỉ qua các vách của ô chôn rác; nước từ các khu vực khác chảy qua có thể thấm vào rác; nước mưa rơi xuống khu vực chôn lấp rác trước khi phủ đất và trước khi ô rác đóng lại; nước mưa rơi xuống khu vực bãi chôn lấp sau khi ô rác đầy. Do đó vấn đề xử lý nước rác càng trở nên cần thiết để đảm bảo sức khỏe của người dân.

Có nhiều công nghệ xử lý tiên tiến nhưng hiện tại, có 2 công nghệ xử lý nước rác được coi  là hiệu quả nhất đó là công nghệ áp dụng kĩ thuật sinh học  sử dụng quy trình kị khí UASB, hiếu khí (AAO, AO) hiếu khí anoxic, AF để sử lý rác thải sau đó, nước rác được đưa qua các bể phản ứng với màng lọc sinh học chuyển động, tại đây, quá trình phản ứng sẽ diễn ra, sau đó nước rác được đưa đến các màng lọc cuối dùng được đưa ra bãi lọc ngầm trồng cây hoắc hồ sinh học. Công nghệ thứ 2 là áp dụng kỹ thuật vật lý, cơ lý và hóa học áp dụng các quy trình điều hòa, tuyển nổi, lọc cát truyền thống, lọc màng. Quy trình xử lý nước rác được lọc qua các màng vi lọc sau đó được xử lý thẩm thấu ngược. Cuối cùng xử lý lọc nano, trung hòa, keo tụ kết tủa, trao đổi iôn, ôxy hóa nâng cao bằng ôzôn, fentôn, hấp phụ các thành phần còn lại của nước rác.

Hiện nay, trên địa bàn cả nước có rất ít bãi chôn lấp (BCL) có trạm xử lý nước rác. Các trạm xử lý (TXL) nước rác mới chỉ được đầu tư xây dựng tại các bãi chôn lấp được xem là hợp vệ sinh như trạm xử lý nước rác Nam Sơn (Hà Nội); TXL nước rác ở Đèo Sen, TXL nước rác Hà Khẩu, TXL nước rác Quang Hanh (Quảng Ninh); TXL nước rác Tràng Cát (Hải Phòng); TXL nước rác Lộc Hoà (Nam Định) hoặc các khu vực là điểm nóng về môi trường do nước rác như TXL nước rác Đông Thạnh, TXL nước rác Gò Cát, TXL nước rác Đa Phước, TXL nước rác Phước Hiệp (tất cả đều ở TP Hồ Chí Minh). Theo đánh giá của các chuyên gia, trong số các TXL nước rác kể trên, các trạm xử lý nước rác được đầu tư XD hiện đại, hiệu quả xử lý cao, đạt TCVN 5945-1995 là Nhà máy xử lý nước rác Nam Sơn (Hà Nội) và Nhà máy xử lý nước rác Gò Cát (TP. Hồ Chí Minh).

Bên cạnh những hệ thống xử lý được đầu tư quy mô công nghiệp, hiện đại, vẫn còn tồn tại những trạm xử lý chỉ được đầu tư tạm thời; ngay cả những nhà máy xử lý nước rác hiện đại cũng đã và đang bộc lộ những bất cập, tồn tại cần giải quyết tiếp. Thực tế cho thấy, nước rỉ rác đầu vào có sự dao động rất lớn về lưu lượng (khi có mưa và không mưa), nồng độ, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất của quá trình xử lý. Để  xử lý nước rỉ rác đạt hiệu quả, ngoài yếu tố công nghệ xử lý cần đặc biệt quan tâm đến lưu lượng và nồng độ của nước rác; diện tích hoạt động của bãi chôn lấp chịu tác động trực tiếp của nước mưa; mức độ pha trộn và rửa trôi giữa nước mưa, nước rác; hệ số thấm qua các lớp rác (đã nén, chưa nén), hệ số thấm qua lớp trung gian và lớp phủ bề mặt của BCL; hệ thống thu gom và hồ điều hoà nước rỉ rác – lưu lượng và nồng độ đầu vào cho việc xác định quy mô, công suất và dây chuyền công nghệ trạm xử lý nước rác.

Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *