Nuôi tôm sú hiện nay đang thể hiện tiềm năng khi mang lại giá trị kinh tế và thu nhập tốt cho bà con nông dân khu vực ĐBSCL. Trong nuôi tôm sú, việc quản lý các yếu tố môi trường vô cùng quan trọng, đặc biệt là chỉ tiêu Ammonia.
Trong ao nuôi tôm sú nói riêng và thủy sản nói chung, NH3 là khí độc, gây hại cho thủy sản, loại khí này hình thành do nguồn thức ăn dư thừa phân hủy, xác của động thực vật, bài tiết của tôm, phân bón… Càng cuối vụ thì càng tăng cao đã khiến khí độc cũng tăng lên, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thủy sản.
Làm ức chế sự sinh trưởng khỏe mạnh bình thường của tôm
Giảm khả năng miễn dịch, chống bệnh tật.
Tăng sự mẫn cảm của tôm với các yếu tố môi trường khác như oxy, pH hay nhiệt độ…
Từ đó gây ảnh hưởng đến năng suất tôm, ảnh hưởng tỷ lệ sống, giảm hiệu quả kinh tế, đẩy chi phí vụ nuôi tăng cao.
Giải pháp với Ammonia
Để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của khí độc, tăng năng suất và hiệu quả cho vụ nuôi tôm sú, có hai phương pháp thực hiện giúp giảm Ammonia hiệu quả là giảm pH ao nuôi và tiến hành thay nước ao nuôi để quản lý tốt môi trường ao nuôi.
Điều chỉnh biến động Ammonia qua chỉ tiêu pH
Trong ao nuôi giàu dinh dưỡng, thức ăn dư thừa, phiêu sinh thực vật phát triển mạnh khiến pH dao động và tăng cao trong ngày. Có thể sử dụng formline ở nồng độ 10-30ppm nhằm giảm pH và sử dụng vôi CaCO3 cân bằng pH khi pH vượt ngưỡng 8.5. Có thể sử dụng các thiết bị đo pH, phổ biến là máy đo và bút đo. Thịnh Phát cung cấp đầy đủ các dòng máu đo pH để bàn chuyên dụng, máy đo pH cầm tay linh hoạt nhỏ gọn, dễ sử dụng và bút đo tiện ích, cho kết quả chính xác cao. Đa dạng các dòng máy như: Bút đo PH ATC 01; Bút đo pH AZ 8692; Bút đo pH ống dài AZ 8694 đầu thuỷ tinh nhọn; Bút đo pH ống dài AZ 8695 – đo mặt phẳng; Bút đo pH ống dài thuỷ tinh AZ 8693; Máy để bàn đo chất lượng nước AZ 86505; Máy để bàn đo đa chỉ tiêu AZ 86505; Máy đo đa chỉ tiêu AZ 8603 + 1 bộ Kit thử nhanh; Máy đo pH cầm tay HANNA HI8010; Máy đo pH cầm tay Hanna HI8014; Máy đo pH cầm tay HANNA HI8314 (pH, ORP, nhiệt độ); Máy đo pH cầm tay Mettler Toledo Pro2Go; Máy đo pH cầm tay Mettler Toledo SG2-FK; Máy đo pH có ngõ ra analog pH-512A; Máy Đo pH trong thực phẩm Hanna HI98161; Máy đo pH, mV Hanna HI9124; Máy đo pH/ ORP cầm tay AZ 8651; Máy đo pH/độ dẫn điện Mettler Toledo SG23 – SevenGo Duo; Máy đo pH/EC/TDS/nhiệt độ cầm tay HANNA HI 9811-5; Máy đo pH/EC/TDS/Nhiệt độ cho Hydro Hanna HI9814; Máy đo pH/EC/TDS/Nhiệt độ Hanna HI991301.
Quá trình quang hợp của tảo cũng khiến pH tăng, giảm mật độ tảo sẽ giúp hạ pH trong ao nuôi. Có thể sử dụng các chất diệt tảo, tuy nhiên cần lưu ý hàm lượng oxy.
Tảo hấp thu ammonia rất mạnh nên tảo cũng là tác nhân chính để giảm amomonia trong ao nuôi, khi mật độ tảo thấp, có thể bón phân để thúc đẩy tảo phát triển.
Cân bằng Ammonia với quản lý tốt môi trường ao nuôi
Quản lý tốt môi trường ao nuôi luôn là giải pháp hiệu quả, ít tốn kém và giảm chất lắng tụ sinh khí độc trong ao nuôi.
Để giảm Ammonia trong ao nuôi cần duy trì ổn định mật độ tảo trong ao nuôi, điều chỉnh màu nước để đảm bảo tảo phát triển không quá dày hay quá thưa.
Quản lý thức ăn trong ao nuôi với lượng vừa đủ.
Loại bỏ váng tảo lam nổi trên mặt ao.
Cải tạo kỹ thuật ao nuôi tốt như phơi đáy ao, cày bừa đáy ao, rải vôi…
Tháo nước đáy ao định kỳ, chọn nguồn nước cấp chất lượng cao.
Kiểm soát liên tục hàm lượng ammonia trong ao để nhanh chóng điều chỉnh.
Kết hợp việc thiết kế ao nuôi, đặt máy sục khí để chải thải tụ giữa ao.
Lắp đặt hệ thống quạt nước trong ao nuôi nhằm giúp trộng đều nước, tránh phân tầng trong ao nuôi, quản lý tốt tảo trong ao.
Cung cấp đủ oxy hòa tan cho thủy sản, giải phóng khí độc đáy ao.
Tạo dòng chảy, thu gom chất thải vào giữa ao.
Tăng cường hoạt động của tôm để tôm tiêu hóa tốt.
Thay nước ao nuôi cũng giúp kiểm soát tốt các yếu tố môi trường và hạn chế độc tính ammonia.