Phát triển kinh tế bền vững cũng với bảo tồn hệ sinh thái rừng

Phát triển kinh tế bền vững cũng với bảo tồn hệ sinh thái rừng tại Vườn quốc gia Xuân Thủy. 

Từ trước đến nay, việc phát triển kinh tế đi kèm với bảo vệ tài nguyên rừng là một chủ trương đúng đắn tuy nhiên lại gặp nhiều khó khăn trong công tác triển khai thực hiện. Thế nhưng người dân tại Xuân Thủy (Nam Định) đã có cuộc sống ổn định nhờ phát triển mô hình chia sẻ lợi ích tài nguyên thiên nhiên thông qua nhiều mô hình kinh tế như nuôi ong lấy mật, nuôi tôm, ngao, khai thác rau câu và trồng nấm … dưới tán rừng ngập mặn. 

14

Vừa chia sẻ lợi ích kinh tế vừa bảo vệ tài nguyên rừng

Vườn quốc gia Xuân Thủy là một bãi bồi rộng lớn nằm ở phía Nam của sông Hồng, cách Hà Nội 150 km về hướng Đông Nam, thuộc 5 xã của huyện Giao Thủy với diện tích khoảng 7.100 ha và 8.000 ha vùng đệm. Vấn đề nóng lên của trái đất cũng như sự biến đổi của khí hậu đã ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học của khu vực này đối với cả hệ thống thực, động vật. Để đối mặt với những thay đổi đó cần có các giải pháp kịp thời nhắm tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng hệ sinh tháu của rừng ngập mặn, tại lá chắn xanh cho vùng ven biển.

Phó giám đốc VQG Xuân Thủy Ông Nguyễn Phúc Hội  cho biết đối với các hộ gia đình gần khu vực vườn quốc gia các hoạt động kinh tế biển là nguồn thu nhập chính của họ. Do đó, bất chấp sự ngăn cản của chính quyền địa phương, nhiều hộ dân cư vẫn khai thác tận thu với áp lực lớn cũng như cách thức khai thác không hợp lý khiến các nguồn tại nguyên cạn kiệt và có dấu hiệu suy giảm. Trước tình hình đó, phối hợp cùng với ban quản lý chính quyền địa phương, ban quản lý rừng quốc gia Xuân Thúy đã triển khai các chương trình, dự án mới nhằm giúp người dân xây dựng các mô hình kinh tế để vừa có thể có mức thu nhập ổn định, bền vững lại vừa bảo vệ được hệ sinh thái biển nước mặn như nuôi óng, trồng nấm, và nuôi giun quế…

Song song với sự phát triển về kinh tế, các hình thức du lịch sinh thái tại cộng đồng cũng được các địa phương đặc biệt chú trọng phát triển. Cụ thể người dân được đào tạo các kĩ năng cơ bản để đón tiếp du khách thông qua các khóa huận luyện, đào tạo tập huấn đồng thời được hỗ trợ để đầu tư phát triển các sản phẩm đặc sắc của địa phương. Nhờ đó, các mô hình này đã được phát triển, có thêm khoản thu từ du lịch sinh thái thay cho các khoản thu truyền thống từ khai thác thủy sản, hoa màu hay canh tác lúa như trước đây.

Cùng với việc phát triển kinh tế, các vấn đề về giáo dục môi trường cho người dân bản địa cũng được vườn quốc gia đặc biệt quan tâm qua các buổi, hội thảo tờ rơi nhằm tuyên truyền và giáo dục cho mọi người. Nhờ đó, ý thức bảo vệ và giữ gìn bền vững khu vực rừng ngập mặn nói chung cũng như các nguồn tài nguyên đất ngập nước của người dân được tăng cao.

Các mô hình kinh tế từng bước đem lại hiệu quả kinh tế cao

Hiệu quả kinh tế dựa trên việc chia sẻ lợi ích các nguồn lợi sinh thái biển đồng thời cũng nhằm đảm bảo những thay đổi của biến đổi khí hậu tại Nam Định được thể hiện vô cùng rõ rệt. Ví dụ như tại xã Giao An, nơi có đến 70% người dân làm nông nghiệp đây vốn là một xã thuộc vùng đẹp của vường quốc gia Xuân Thủy. Tại đây, người dân đã được dạy cũng như hỗ trợ trong sự án trồng nấm.

Dự án này không những đã thay đổi đời sống của người dân khi tạo ra được nguồn lợi kinh tế lớn mà đồng thời cũng tận dụng được nguồn rơm rạ trong sản xuất nông nghiêp tăng thu nhập với mức thu bình quân đạt 30 triệu đồng một năm đồng thời hạn chế sự mất cân bằng sinh thái do khai thác tài nguyên biển không theo quy hoạch.

Nuôi ngao quảng canh cũng là một mô hình chia sẻ lợi ích đem lại hiệu quả kinh tế cao khi mà sản lượng nuôi ngao tại đây đứng đầu cả nước. Hình thực thực hiện mô hình này thông qua việc vườn quốc gia Xuân Thủy chính quyền địa phương cũng như người dân là vô cùng hiệu quả.

Người dân  được thuê đất mặt nước tại vườn quốc gia để nuôi ngao sau đó trả phí để vườn quốc gia có các biện pháp nhằm duy trì và bảo vệ môi trường. Từ nguồn thu này, vườn quốc gia Xuân Thủy thu được vào khoảng 2-3 tỷ đồng mỗi năm để có những biện pháp nhằm cải tạo môi trường, bảo tồn thiên nhiên cũng như bổ sung vào quỹ phúc lợi của cộng đồng.

Ông Nguyễn Văn Quang, một hộ gia đình đã tham gia mô hình nuôi ngao quảng canh và vô cùng thành công với thu nhập vào khoảng 100 triệu đồng / năm khi nhận 10 ha đất để nuôi ngao. Ông cho rằng:” Việc nuôi trồng ngao có giá trị ổn định và lợi nhuận cao hơn so với đánh bắt trước đây”

Rõ ràng, những thành công trong mô hình quản lý kết hợp giữa phát triển kinh tế và bảo tồn thiên nhiên tại xuân Thủy là bài học quý đối với các cấp chính quyền cũng như cơ quan quản lý chính phủ trong việc xây dựng và bảo tồn tài nguyên môi trường nói riêng cũng như bảo về nguồn rừng ngập mặn nói chung.

Xem thêm