Ô nhiễm môi trường – thực trạng các vấn đề
Tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay đang là vấn đề nóng, gây bức xúc đối với dư luận. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường, tuy nhiên chủ yếu do các nguyên nhân như rác thải từ các nhà máy, khu công nghiệp, khu chế suất bao gồm chất thải rắn, chất thải độc hại và nước thải; rác thải sinh hoạt, rác thải y tế cũng như rác thải tại các khu làng nghề. Trong thời gian gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường càng trở nên trầm trọng với nhiều vụ việc ô nhiễm bị phanh phui, rõ ràng, ô nhiễm sẽ không chỉ ảnh hưởng đến thế hệ hiện tại mà nó còn ảnh hưởng đến tương lai. Có các loại ô nhiễm môi trường là ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước và ô nhiễm nguồn nước. Giờ đây có thể dễ dàng nhận ra tại các khu công nghiệp, trong các vùng đô thị, thành phố mà thâm chí tại các địa phương thôn quê có các làng nghề hoạt động ô nhiễm đều diễn ra đặc biệt nghiêm trọng.
Ô nhiễm tại các khu công nghiệp
Theo thống kê của Ủy ban khoa học công nghệ môi trường của Quốc hội, hiện tại các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải là rất thấp thậm chí có những địa phương, tỷ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải chỉ đạt từ 15 – 20 % như tỉnh Vĩnh Phúc hay Bà Rịa – Vũng Tàu. Cá biệt tại một số địa phương, mặc dù đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải vô cùng tân tiến và hiện đại, tuy nhiên để giảm chi phí, các khu xử lý rác thải này không được đưa vào vận hành. Theo báo cào này, hiện nay, trên cả nước chỉ có khoảng 42% khu công nghiệp đang vận hành có trạm xử lý rác thải tâp trung ( khoảng 60 khu công nghiệp ) và đang có 20 khu công nghiệp khác đang xây dựng các trạm xử lý. Theo thống kế các khu công nghiệp, khu chế xuất mỗi ngày thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải độc hại, chất thải rắn, lỏng, khí cũng như nước thải, khí thải khác. Tại các khu công nghiệp không có hệ thống xử lý rác thải, chất thải được trự thiếp thải ra môi trường, gây tác hại xấu đến nguồn nước nơi tiếp nhận, ảnh hường đến hệ thống thủy lợi , tưới tiêu gây khó khăn rất lớn đối với hoạt động sản xuất của người dân.
Vấn đề ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp ngày càng ở mức bảo động, nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân tại cac khu vực lân cận khi mà môi trường sinh thái ở đây đã bị phá hủy nghiêm trọng. Họ đã quen với việc sử dụng các nguồn nước ô nhiễm cũng như hít thở khói bụi. Từ thực trạng này gây ra các bất bình sâu sắc giữa người dân tại các vùng ô nhiễm đối với các doanh nghiệp gây ra ô nhiễm, thậm chí có những trường hợp đã bùng phát trở thành các cuộc xung đột.
Ô nhiễm tại các làng nghề
Tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề đang ở mức báo động đỏ kéo theo đó là những hệ lụy không thể tránh khỏi đối với đời sống cũng như sức khỏe của người dân. Hiện tại nước ta có khoảng 2.800 làng nghề với 240 làng nghề truyền thống. Các làng nghề này tạo việc làm cho khoảng 11 triệu người lao động. Tuy nhiên có đến 90% các làng nghề là vi phạm pháp luật về môi trường có vẻ như phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường luông là một nghịch lý. Tình trạng ô nhiễm không khí là điều dễ nhận thấy nhất do nguyên liệu sử dụng chính tại các làng nghề là than do đó lượng bụi cũng như các khí như SO2, CO2, CO thải ra trong không khí là lớn. Tình trạng nước thải được xả trực tiếp đến môi trường cũng được thấy rõ, các ao, hồ tại các làng nghề đều bị ô nhiễm. Các làng nghề được phân bố trên khắp cả nước tuy nhiên tập trung với mật độ cao tại các khu vực đồng bằng như đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, khu vực Tây Bắc Bộ và Bắc Trung bộ. Các làng nghề này nằm ngay tại các khu dân cư nên ô nhiễm không tác động trực tiếp lên sức khỏe của người dân khu vực làng nghề thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khỏe của dân cư các vùng lân cận
Các thành phố lớn là nơi tập trung đông dân cư với mật độ cao. Ngày nay, dân cư tại các thành phố này ngày càng cao tuy nhiên hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng như đường xã cầu cống, hệ thống xử lý rác thải không được đầu tư theo kịp mà thậm chí còn xuống cấp vô cùng nhanh chóng. Theo thống kê, mỗi ngày người dân thành phố thải ra hàng trăm nghìn mét khối nước, hàng ngàn tấn rác thải cũng như hàng trăm tấn bụi, khí độc từ các phương tiện giao thông. Rác thải sinh hoạt không được phân loại trước khi thu gom, sau khi thu gom không có các biện pháp xử lý môi trường nào mà chỉ đơn giản được chôn lấp tại các bãi chôn lấp rác tập trung. Rác thải y tế cũng là vấn đề khá nhức nhối khi mỗi ngày có đến 34 tấn rác thải rắn y tế được thải. Ô nhiễm môi trường tại các thành phố lớn tác động trực tiếp đến sức khỏe của người dân cũng như bộ mặt của đô thị. Theo báo cáo của chương trình môi trường liên hợp quốc, mức độ ô nhiễm tại hai thành phố lớn là Hồ Chí Minh và Hà Nội đứng dầu châu á, và đây cũng là 2 thành phố tại Việt Nam có mức độ ô nhiễm lớn nhất theo công bố của ngân hàng thế giới (WB) năm 2008.
Xem thêm