Lưu ý tuân thủ nguyên tắc lấy nước vào ao nuôi tôm sú

Khâu chuẩn bị ao nuôi tôm cũng như dẫn nguồn nước vào ao vô cùng quan trọng. Đảm bảo nguồn nước duy trì đủ, ổn định cho ao nuôi, lấy được nguồn nước sạch cho quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi.

Để làm tốt được khâu lấy nước, ngoài việc lưu ý chọn thời điểm lấy nước cần chú trọng đến cách thức lấy nước vào ao nuôi tốm sú và đảm bảo xử lý nước đạt tiêu chuẩn kỹ thuật yêu cầu.

Cách thức lấy nước vào ao nuôi tôm sú

Sau khi ao đã được cải tạo đảm bảo đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, đến khâu chọn con nước. Nguồn nước dẫn vào ao nuôi dựa vào thủy triều nên chọn ngày lấy nước, chọn những ngày có thủy triều lớn, con nước lớn sẽ đảm bảo nguồn nước sạch, thời gian lấy nhanh và cho nhiều nước. Biên độ triều tốt nhất đạt từ 1-3m thích hợp lấy nước vào ao nuôi.

Lưu ý các yếu tố môi trường nước trong ao nuôi tôm sú

Khi lấy nguồn nước vào ao nuôi tôm sú, phải tiến hành kiểm tra các yếu tố chất lượng nước để đánh giá nguồn nước có đạt chuẩn trong nuôi tôm sú hay không.

Những chỉ tiêu chất lượng nước đảm bảo đạt tiêu chuẩn cho tôm sú sinh trưởng, phát triển tốt.

Nồng độ Oxy hòa tan đạt >4mg/l

Độ pH đạt 7.0-8.5; biến động trong ngày không vượt quá 0.4-0.5 độ.

Kiềm đạt trong khoảng từ 100-250mg/l

Độ trong nước ao nuôi từ 35-50cm

Độ mặn thích hợp của nước từ 10-25‰

Nguồn nước đảm bảo các tiêu chuẩn trên thích hợp để dẫn vào ao nuôi tôm sú.

Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, không thể đảm bảo với tất cả các tiêu chí, thực tế, chúng ta chỉ cần quan tâm đến tiêu chí pH và độ mặn của nguồn nước, các yếu tố còn lại được cải tạo bằng các biện pháp kỹ thuật trước khi tiến hành thả tôm.

Tiến hành đo các yếu tố môi trường

Đo độ mặn, sử dụng dụng cụ đo độ mặn khúc xạ kế. Sử dụng các thiết bị đo độ mặn chuyên dụng Thịnh Phát để kiểm soát môi trường ao nuôi, đảm bảo thủy sản sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, cho nắng suất cao. Đa dạng các máy đo mặn như Bút Đo Độ Dẫn Điện và Nhiệt độ AZ 8352; Bút đo độ mặn AZ8371; Bút đo độ mặn cầm tay AZ8372; Bút đo pH/ ORP/ EC/ TDS/ Độ mặn AM-AL-01; Máy đo độ mặn AZ8602; Máy đo EC/TSD/Điện trở suất/ Độ mặn Hanna HI98192.

Sử dụng kit test đô độ pH, tuân tủ đúng kỹ thuật hướng dẫn để đảm bảo đạt độ chính xác cao.

Tiến hành lấy nước theo thủy triều

Cách lấy nước theo thủy triều hiệu quả cao, ít tốm kém. Nước thủy triều dẫn vào ao qua ống cống đến mức cần.

Cách thức này được thực hiện với những ao nuôi tôm sú có địa thế thuận lợi cho việc lấy con nước theo thủy triều.

Tiến hành lấy nước

Treo túi lọc vào cửa cống, mở cống dẫn nước; thường xuyên kiểm tra túi lọc trong thời gian lấy nước. Khi nước trong tất cả các ao cần lấy đạt mức 1.2m thì đóng cống ngưng lấy nước.

Lấy nước kết hợp thủy triều và máy bơm

Với những ao nuôi tôm sú không có địa thế thuận lợi lấy nước trực tiếp từ thủy triều, cần tiến hành kết hợp lấy với máy bơm nước.

Cách lấy nước này tốn kém hơn, có thể tận dụng thời gian đầu lấy nước theo thủy triều, khi nước trong vào ngoài ao bằng nhau thì tiến hành đóng cống và chuyển sang bơm nước.

Tiến hành lấy nước

Treo túi lọc vào cửa cống, mở cống lấy nước, kiểm tra túi lọc thường xuyên, đóng cống khi nước trong và ngoài ao gần cân bằng. Treo túi lọc ở đầu ống bơm, vận hành máy bơm nước vào ao, khi đạt mực nước trong ao 1.2m thì ngắt máy bơm.

Lấy nước hoàn toàn bằng máy bơm

Là phương thức lấy nước vào ao nuôi hoàn toàn bằng máy bơm do địa thế ao nuôi cao, không thể lấy nước thủy triều trực tiếp.

Cách thức lấy nước này dĩ nhiên tốn kém nhất, tăng chi phí trong nuôi tôm sú.

Tiến hành lấy nước

Treo túi lọc vào đầu ống bơm nước

Tiến hành bơm nước vào ao đạt mức nước 1.2m.

Thường xuyên kiểm tra túi lọc, tránh các loài cá tạp, cá dữ vào ao nuôi.

Lưu ý những thời điểm tuyệt đối không lấy nước

Không lấy nước vào ao nuôi trong những ngày mưa bão lớn

Không nên lấy nước khi nước đang lên sẽ khiến nguồn nước bẩn dẫn vào ao nuôi.

Không nên lấy nước vào kỳ nước kém sẽ tốn thời gian lấy nước mà không đảm bảo đủ nước.

Trong quá trình lấy nước, những lỗi cơ bản rất thường xuyên xảy ra cần lưu ý

Chọn con nước lấy vào ao chưa phù hợp.

Tiến hành đo các yếu tố môi trường nước chưa chính xác

Nguồn nước lấy vào ao bị đục

Túi lọc không kiểm tra thường xuyên bị lủng.