Kỹ thuật xử lý ao đầm sau mưa bão

Vào thời điểm mùa hè, những tháng 6, 7, 8 hàng năm thường xảy ra mưa bão lớn, mưa liên tục triền miên gây ảnh hưởng lớn đến tôm cá trong ao đầm nuôi. Do sau mưa môi trường nước thay đổi khiến tôm cá nuôi dễ bị sốc khiến bùng phát dịch bệnh. Nhằm hạn chế rủi ro, người nuôi cần nắm bắt kỹ thuật xử lý ao đầm để tránh thiệt hại đáng tiếc.

Lưu ý với ao đầm nuôi cùng nước mặn lợ

Sau những đợt mưa lớn dài ngày, ao nuôi dễ bị phân tầng nước với tầng mặt là nước ngọt của nước mưa và tầng đáy là nước mặn. Do vậy dễ gặp tình trạng thiếu oxy hòa tan ở đáy ao, cần dùng quạt nước, sục khí để đảo nước tránh phân tầng. Thịnh Phát cung cấp đa dạng các máy đo oxy hòa tan như Máy đo đa chỉ tiêu AZ 8603; Máy đo DO/Nhiệt độ/Áp suất cầm tay Mettler Toledo SevenGo pro – SG9; Máy đo nồng độ oxy hòa tan AZ8602; Máy đo nồng độ OXY hòa tan DO 802; MÁY ĐO OXY HOÀ TAN METTLER TOLEDO – SEVEN2GO PRO S9..Đồng thời chủ động tháo nước ao ở tầng mặt để giảm nước ngọt của nước mưa. Sau mưa nước ao đục, pH theo đó giảm, cần dùng vôi bột té khắp ao để giữ pH ổn định và giảm độ đục ao nuôi.

Mưa lớn cũng khiến các loại chất thải ở bờ ao trôi xuống cùng chất hữu cơ từ nguồn thức ăn, chất thải của tôm, cá tích tụ đáy ao. Hết mưa nắng bật lên khiến những chất này phân hủy mạnh khiến khí độ cính ra nhiều H2S và NH3 khiến tôm, cá dễ bị ngộ độc, cần tiến hành xử lý.

Thời gian xử lý hoát chất cần sử dụng quạt nước, sục khí để đảm bảo oxy.

Giảm lượng thức ăn cho tôm cá từ 20-25%, tranh thủ tạnh mưa cho tôm cá ăn những loại thức ăn công nghiệp viên chất lượng cao.

Với ao nuôi tôm thẻ chân trắng, cần theo dõi môi trường chặt và bổ sung khoáng chất, vitamin tránh tôm bị mềm bỏ, thêm vitamin c, men vào thức ăn để tăng đề kháng cho tôm, phòng bệnh phân trắng, bệnh gan ở tôm.

Với ao nuôi cá biển mà sử dụng thức ăn tươi cần hạn chế trong những ngày mưa tránh hiện tượng úng lụt. Thường xuyên vệ sinh khu vực cho cá ăn, trộn thuốc phòng bệnh. Tiến hành khử trùng tiêu độc, phòng bệnh ký sinh cho ca.

Lưu ý với bãi nuôi ngao

Với bãi nuôi ngao ngoài bãi triều, cần hết sức lưu ý với hiện tượng ngọt hóa ao nuôi do nước mưa lớn tích tụ và nước mưa tiêu úng từ nội đồng tràn ra. Do đso nếu ngao đạt kích cỡ thương phẩm cần thu hoạch ngay, tránh thiệt hại đàn ngao nuôi do mữa lớn.

Với ngao chưa đạt kích cỡ thương phẩm cần tiến hành san thưa mật độ ngao nuôi để tạo môi trường sống thuận lợi cho ngao trước biến động của môi trường.

Với ngao ở kích cở từ 600 – 2000 con/kg, cần san với mật độ 250-350 con/m2.

Với ngao kích cỡ từ 400 – 600 con/kg, cần san mật độ từ 180 – 250 con/m2.

Với ngao kích cỡ dưới 400con/kg, cần san mật độ dưới 180con/m2.

Cần thường xuyên chủ động theo dõi, kiểm tra các hoạt động của ngao nuôi, tiến hành khai thông nước đọng, tránh ứ động nước ngọt cục bộ khiến ngao đột ngột chết.

Cùng với đó thời điểm tháng 8, 9 ,10 thường có mưa bão kèm theo, người nuôi cần hết sức lưu ý, chủ động mùa vụ, thả giống với kích cỡ và mật độ phù hợp để tiến hành thu hoạch trước thời điểm mưa bão lớn xảy ra, không gây ảnh hưởng và thiệt hại trong quá trình nuôi trồng.