Biến đổi khí hậu và ảnh hướng đến sự đa dạng sinh học

Biến đổi khí hậu và ảnh hướng đến sự đa dạng sinh học tại rừng ngập nước tại Đồng Bằng sông Cửu Long

Với diện tích khoảng 4 triệu ha, Đồng Bằng Sông Cửu Long là một vùng đất ngập nước vô cùng rộng lớn với 10 % diện tích thuộc các khu bảo tồn đa dạng sinh học, còn phần lớn được sử dụng để canh tác nông nghiệp. Biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học của rừng ngập nước tại Đồng Bằng sông Cửu Long thông qua các biểu hiện trực tiếp như sự xâm nhập mặn, thay đổi lượng mưa, nhiệt độ tăng sự thay đổi dòng chảy của sông Mê Kong hay nước biển dâng…

31

Tính dễ bị tổn thương là mức độ tổn thất, suy thoái của hệ thống, mức độ chống chịu phục hồi, ứng phó của nó trước các tác động từ bên ngoài. Các yếu tố quyết định đến sự dễn bị tổn thương của hệ sinh thái đó là độ nhạy cảm của hệ sinh thái, mức độ tác động của biến đổi khí hậu và khả năng chống chịu của hệ sinh thái trước những tác động của biến đổi đó. Rõ ràng, việc hành động để bảo vệ hệ sinh thái cần dựa trên cơ sở là tính dễ bị tổn thương, ưu tiên  các hệ sinh thái dễ bị tổn thương và có giá trị bảo tồn cao. Sự thiếu hụt trong thích ứng cũng là một nhân tố được quan tâm.

Một số xu hướng thay đổi chính liên quan đến sinh thái ĐBSCL

Hệ sinh thái có diện tích nhỏ dần, tính toàn vẹn giảm

Phát triển kinh tế đi kèm với các hình thức chuyển đổi canh tác, các diện tích đất ngập mặn ven biển đã chuyển đổi hình thức canh tác. Phần lớn các diện tích này đã chuyển sang nuôi trồng thủy sản mà cụ thể ở đây là nuôi tôm. Rừng tràm và các đồng cỏ tự nhiên tại vùng nội địa được chuyển sang nông nghiệp. Chỉ một phần nhỏ diện tích đất được giữ lại để xây dựng các khu bảo tàng tự nhiên tuy nhiên những điểm bảo tồn này lại chỉ nằm rải rác, không liên kết với nhau, suy kiệt do sự mở rộng của sản xuất nông nghiệp, thậm chí, các khu bảo tồn này chỉ mang tính bán tự nhiên.

Nguồn nước bị ô nhiễm

Vấn đề ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước là một trong những nguyên nhân làm thay đổi hệ sinh thái tại đồng bằng sông cửu long. Nước bị ô nhiễm chủ yếu do nước thái công nghiệp từ các nhà máy giấy, từ nhà máy điện than hay các khu công nghiệp xả nước thải vào nguồn nước. Ngoài ra, các vùng nuôi thủy sản, các làng nghề , hoạt động chăn nuôi và rác thải sinh hoạt cũng thải một lượng lớn nước bị ô nhiễm hữu cơ cũng như hóa chất ra môi trường.

Chất lượng than bùn và diện tích đều giảm

Theo thống kê, độ dày của các lớp than bùn đã giảm đi do sự quản lý thủy văn không phù hợp dẫn đến hiện tượng cháy cũng như sụt lún vì ô xy hóa. Diện tích than bùng chỉ còn 12.000 ha hiện nay so với khoảng 90.000 ha theo số liệu năm 1962 tập trung ở vũng rừng quốc gia U Minh Hạ, U Minh Thượng.

Sự đa dạng sinh học bị tác động bởi thiên tai các các hiện tượng thời tiết cực đoan

Sự biến đổi khí hậu mà rõ nhất là sự thay đổi thời tiết đã có những ảnh hưởng rõ ràng đối với sự đa dạng của hệ sinh thái rừng ngập mặt tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Nắng nóng kéo dài là một trong những nguyên chính lớn dẫn đến cháy rừng tại các vùng than bùn U Minh Hạ và U Minh Thượng do gây khô hạn. Nắng nóng cũng ảnh hưởng đến thủy sinh sống trong nước khi có sự phân tầng dòng nước. Các ảnh hưởng khác của nắng nóng cũng phải kể đến là nhiệt độ cao làm các loài thủy sinh bị chết như cá, sò, nghề hoặc kích thích tầng sinh phèn trong đất.

Hằng năm, đồng bằng sông cửu long có những trận mưa lũ lớn tuy nhiên nhiên trong những năm gần đây, các dòng lũ chỉ ở mức thấp hoặc trung bình gây ảnh hưởng đến thức ăn của các loài sinh vật trong hệ sinh thái. Đồng thời khi nước lũ về ít cũng là nguyên nhân khiến hiện tượng xâm nhập mặn tăng cao mà được biết rõ nhất là hiện tượng xâm nhập mặn vào mùa khô năm 2016.

Xem thêm