Quản lý chất lượng không khí 2.0
Quản lý chất lượng không khí 2.0 tập trung vào việc thu hút các bên liên quan thiết lập mối quan hệ đối tác hợp tác nhằm xây dựng các chương trình, chính sách quản lý chất lượng không khí bền vững, hiệu quả. Mặc dù chất lượng không khí đã được cải thiện đáng kể trong 50 năm qua, việc giám sát và quản lý chất lượng không khí truyền thống vẫn phải đối mặt với hàng loạt thách thức – như việc tiếp cận dữ liệu một cách minh bạch, công khai rộng rãi còn nhiều khó khăn, năng lực phân tích dữ liệu kém, thiếu kế hoạch để đảm bảo tính lâu dài, thiếu sự hợp tác giữa các lĩnh vực liên quan và nhu cầu về sự tham gia của cộng đồng dân cư. Bằng cách triển khai Quản lý chất lượng không khí 2.0, các bên liên quan – bao gồm cộng đồng dân cư, cơ quan quản lý, các chuyên gia phân tích, công nghệ – bắt tay cùng tham gia vào hành động cải thiện chất lượng không khí nói chung.
Quản lý chất lượng không khí hiện nay
Mặc dù chất lượng không khí đã được cải thiện đáng kể trong nửa thế kỷ qua, tuy nhiên vẫn còn nhiều lỗ hổng trong công tác giám sát và quản lý – như việc thu thập thêm dữ liệu từ cấp địa phương, đặc biệt là tại các cộng đồng dân cư chịu thiệt hại nặng nề do chất lượng không khí kém – dẫn đến đe dọa sức khỏe cộng đồng một cách nghiêm trọng.
Tập hợp các bên liên quan – bao gồm cộng đồng, cơ quan quản lý, đối tác giảm phát thải, công nghệ mới, nhà phân tích dữ liệu và các ngành công nghiệp – là phần thiết yếu trong công tác giải quyết toàn diện việc quản lý chất lượng không khí.
Mạng lưới giám sát chất lượng không khí trong dự ấn Breathe London bao gồm hơn 400 cảm biến chi phí thấp được lắp đặt tại 33 quận khác nhau của thành phố, cấp quyền truy cập dữ liệu chất lượng không khí cho hơn 8 triệu công dân. Breathe London tiên phong hỗ trợ các dự án giám sát do cộng đồng lãnh đạo và triển khai mở rộng lắp đặt các cảm biến chi phí thấp.
Hợp tác quản lý chất lượng không khí
Quản lý chất lượng không khí hiệu quả bao gồm việc thu hút nhiều bên liên quan khác nhau để thúc đẩy thay đổi chính sách và thực thi vì không khí sạch hơn.
Sự ra đời của các công nghệ giám sát chất lượng không khí mới – những cảm biến chi phí thấp được tích hợp chung với công tác giám sát theo quy định – cho phép nhiều ứng dụng liên quan dữ liệu chất lượng không khí, bao gồm:
- Theo dõi sự thay đổi không gian về mức độ ô nhiễm không khí tại đô thị và các điểm nóng để giám sát khí thải công nghiệp
- Định lượng mức độ phơi nhiễm
- Phân tích nguồn ô nhiễm
- Dự báo chất lượng không khí
Mặc dù việc triển khai giám sát chất lượng không khí có độ phân giải cao, ứng dụng kỹ thuật cao để thu thập dữ liệu là bước đầu tiên rất quan trọng trong công tác quản lý chất lượng không khí, nhưng chỉ riêng thông tin dữ liệu thì chưa đủ. Cần kết hợp với sự tham gia giữa các bên liên quan và phân tích dữ liệu là để dữ liệu đo có ý nghĩa, đưa ra các giải pháp thực tế.
Những thách thức mà các thành phố thường gặp phải khi thực hiện quản lý chất lượng không khí trên quy mô lớn
Các cơ quan chức năng gặp nhiều thách thức và khó khăn khi bắt đầu thực hiện các chương trình quản lý và giám sát chất lượng không khí.
Thiếu cơ sở dữ liệu
Khi chỉ sử dụng các thiết bị giám sát chất lượng không khí theo quy định – chi phí cao dẫn đến độ bao phủ hẹp, không phản ánh tình trạng chất lượng không khí tổng quan của khu vực.
Mạng lưới giám sát có thể bỏ qua các điểm nóng và các khu vực có mức độ ô nhiễm không khí cao khác ở các thành phố – đặc biệt là những khu vực từ lâu đã phải chịu mức chất lượng không khí kém do độ phủ của trạm quan trắc thưa thớt.
Một nhược điểm khác là việc giám sát này thường chỉ giới hạn ở các tiêu chí về chất gây ô nhiễm không khí bằng các phương pháp đo lường truyền thống. Tuy nhiên, dữ liệu cho thấy tác hại đến sức khỏe thường do các chất ô nhiễm không khí nguy hiểm và chất độc trong không khí gây ra mà các cảm biến lắp theo quy định không cung cấp được hết.
Phân tích và truy cập dữ liệu
Các chương trình quản lý truyền thống có dữ liệu có độ chính xác không cao và cấp quyền truy cập dữ liệu rộng rãi cho công chúng.
Năng lực phân tích dữ liệu kém.
Thiếu hoạch định lâu dài.
Thiếu sự tham gia của các bên liên quan và hợp tác liên ngành
Việc giám sát và quản lý chất lượng không khí không còn lỏng lẽo, sự tham gia của các bên liên quan và các ứng dụng dữ liệu là hạn chế khiến chương trình quản lý chất lượng không khí không đạt hiệu quả như mong đợi.
Các chương trình quản lý chất lượng không khí thiếu sự tham gia của các lĩnh vực khác có liên quan đến hành động cải thiện chất lượng không khí – bao gồm các cơ quan chức năng quản lý giao thông, quy hoạch đô thị và y tế – ngoài các cơ quan môi trường trong các sáng kiến quản lý chất lượng không khí. Các lĩnh vực khác này có xu hướng ít tham gia vào công tác quản lý chất lượng không khí, mặc dù có vai trò quan trọng trong phương pháp tiếp cận đa ngành nhằm cải thiện tình trạng không khí.
Các đô thị thực hiện dự án mà không có kế hoạch để đảm bảo tính bền vững lâu dài của cơ sở hạ tầng, điều này ngăn cản những thay đổi quy mô lớn và lâu dài đối với chất lượng không khí.
Sự tham gia của cộng đồng
Do không tạo đủ không gian, sức nặng cho tiếng nói, ý kiến của cộng đồng dân cư trong quá trình đưa ra quyết định quản lý chất lượng không khí, mặc dù những cộng đồng dân cư này phải gánh chịu hậu quả trực tiếp từ tác động ô nhiễm không khí, các chương trình quản lý chất lượng không khí có thể không giải quyết được các mối quan ngại thực tế của cộng đồng.
Điều quan trọng nữa là chúng không chỉ thu hút cộng đồng tham gia vào những gì đã xảy ra trong quá khứ mà còn cả những gì đang xảy ra trong tương lai liên quan đến chất lượng không khí của họ. Cộng đồng dân cư phải tham gia vào công việc tích cực hiện tại để giảm ô nhiễm không khí và hiểu rõ tác động của phơi nhiễm.
Giới thiệu Quản lý chất lượng không khí 2.0
Khái niệm Quản lý chất lượng không khí 2.0 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phối hợp hành động giữa các nhóm bên liên quan, bao gồm cộng đồng, cơ quan chức năng quản lý, chuyên gia phân tích, công nghệ.
Cộng đồng
Đối với cộng đồng, Quản lý chất lượng không khí 2.0 có nghĩa là:
- Hành động vì chất lượng không khí cần có sự tham gia lâu dài, thiết thực
- Chiến lược quản lý đáp ứng nhu cầu của cộng đồng
- Sự tham gia của cộng đồng dân cư giúp thông báo chính sách pháp lý thúc đẩy cải thiện chất lượng không khí và những hành động bị cấm, dựa trên sự đánh đổi và tác động đến cộng đồng
Bởi vì nhận ra vai trò của cộng đồng dân cư là phần quan trọng trong việc đánh giá tác động của ô nhiễm không khí đối với một thành phố – và sự tham gia của cộng đồng là điều cần thiết để giải quyết hiệu quả các vấn đề và mang lại sự thay đổi – nên không thể đánh giá thấp vai trò của cộng đồng trong quản lý chất lượng không khí.
Cơ quan chức năng
Các cơ quan quản lý có trách nhiệm pháp lý đối với việc quản lý chất lượng không khí, là yếu tố quan trọng khi tham gia vào công việc quản lý chất lượng không khí. Các quy định về chất lượng không khí đặt ra nền tảng cải thiện không khí sạch được mở rộng, thực thi và đưa vào các khung chính sách lâu dài hơn.
Điều quan trọng là, việc mở rộng nhằm thực thi các tiêu chuẩn chất lượng không khí và đưa ra các chiến lược để đạt được các mục tiêu này đòi hỏi sự hỗ trợ của công chúng và các bên liên quan khác nhau trong các lĩnh vực.
Chuyên gia phân tích, công nghệ
Năng lực phân tích dữ liệu cần thiết để thúc đẩy những thay đổi chính sách và cải thiện rõ rệt từ dữ liệu chất lượng không khí là một công việc to lớn — cơ quan chức năng không có chuyên môn này
Chia sẻ dữ liệu chất lượng không khí đã được hiệu chỉnh, chất lượng cao giữa các nhóm bên liên quan giúp thúc đẩy các phân tích và hợp tác tốt hơn cần thiết để giải quyết một vấn đề lớn hơn.
Công nghệ
Các công nghệ giám sát chất lượng không khí, như mạng cảm biến chi phí thấp đã được hiệu chỉnh, nên được tận dụng cùng với các hệ thống giám sát truyền thống sẵn có để bổ sung dữ liệu và lấp đầy những khoảng trống dữ liệu còn sót lại.
Mạng cảm biến chi phí thấp phải được thiết kế và triển khai cẩn thận – bao gồm cả việc sử dụng các quy trình kiểm soát chất lượng/đảm bảo chất lượng nghiêm ngặt – để thu hẹp những khoảng cách này và cung cấp dữ liệu chất lượng cao để hỗ trợ các chính sách và chương trình giảm phát thải.
Ứng dụng Quản lý Chất lượng Không khí 2.0 cho thành phố khác
Khi ngày càng nhiều người nhận ra tác động nghiêm trọng của ô nhiễm không khí và nhu cầu về một cách tiếp cận mới để giải quyết những vướng mắc này ở khu vực thành thị, Quản lý chất lượng không khí 2.0 đang được nhiều thành phố trên thế giới áp dụng.
Breathe Cities, một sáng kiến được mô phỏng theo dự án tại Breathe London, sẽ hoạt động để hỗ trợ quản lý chất lượng không khí hiệu quả ở các thành phố trên toàn cầu, đặc biệt là ưu tiên giảm tác động của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe cộng đồng và biến đổi khí hậu.
Mối quan hệ hợp tác giữa Bloomberg Philanthropies, C40 Cities và Quỹ Không khí Sạch sẽ cung cấp kinh phí cho các thành phố để hỗ trợ giám sát chất lượng không khí, sự tham gia của cộng đồng và xây dựng năng lực khi các nhà lãnh đạo địa phương thúc đẩy thay đổi chính sách một cách công bằng hơn.
sưu tầm từ internet