Những cây cổ thụ– Nỗi lo của người dân Sài Gòn
Xem thêm
Nếu đường phố TPHCM được nhắc đến bởi những hàng phượng vĩ đỏ rực khi hè về thì dường như hàng cây dầu thắng tấp, cao lớn lại là đặc trưng của đường phố Sài Gòn, hay nó còn được ví như nét đặc trưng của con người Nam bộ. Cũng có lẽ vì lý do đặc biệt đó nên khi dự án nhà ga ngầm tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên, thành phố đã phải chặt bỏ hàng dầu cổ thụ tại công trường Lam Sơn đã gây ra sự tiếc nuối đối với người dân. Bởi lẽ cây cổ thụ là những di sản của cả một cộng đồng, trồng cây xanh phải mất hàng chục năm chứ không như xây nhà, chỉ vài năm là xong.
Theo tài liệu được ghi lại , những cây dầu đầu tiên được trồng vào những năm 1864 do nhà thực vật người Pháp Jean Baptiste Louis Pierre mang về trong trong vường phố và trong các vường thực vật lúc bầy giờ ( mà bây giờ được gọi là Thảo Cầm Viên Sài Gòn) Trong thời gian khánh thành nhà hát lớn Sài Gòn vào những năm 1900, chúng ta có thể thấy trên các postcard hình ảnh của hàng cay dầu cao lớn hiên ngang. Tại thời điểm này, ước tính cây cũng vào khoảng 30 tuổi. Như vậy, có thể cho rằng, hàng dầu ở công trường Lam Sơn đến nay đã gần 150 tuổi trong khi tuổi thọ của loại cây này trong rừng là vào khoảng 300 tuổi. Thế nhưng, điều đặc biệt khi đốn các cây này để thi công dự án, trong tám cây có sáu cây bộ rễ đã gần như mục đến trên 60%, các gốc cây đều rỗng, rễ cọc của cây cũng không còn trong khi cây dầu là loại cây có rễ cọc đặc trưng và rễ cây thường phát triển mạnh, cây càng cao, rễ của cây càng cắm sâu xuống dưới đất.
Lý giải về điều kì lại trên, phó giám đốc Xí nghiệp quản lý cây xanh 1 – Bùi Văn Thanh cho rằng: các cây dầu này được trồng trong các khu vực gần sông Sài Gòn có mực nước ngầm khá nông, làm bộ rễ bị úng, bị thối và không phát triển được, thậm trí còn gây ra thối, mục nát. Ông còn cho biết, đối với những cây xanh tại khu vực này, chỉ cần cắt tỉa hết cành, lá sau đó chặt ngang rể là có thể dễ dàng kéo đổ, hoàn toàn không có rễ cây cắm sâu vào lòng đất.
Cũng giống như hàng cây trên công trường Nam Sơn, hiện tại tại Sài gòn có đến 3.123 cây dầu lớn và độ tuổi cũng sấp sỉ 150 năm trên các tuyến phố như Ba Tháng Hai, Sương Nguyệt Anh, Huyền Trân Công Chúa. Rõ ràng, cây xanh trên đường phố Sài Gòn không chỉ là một cá thể thực vật nó còn gắn liền với tâm linh của mỗi người dân. Nó không chỉ đơn thuần cải tạo môi trường, ngăn chặn bụi bẩn, điều hòa không khí, tại bóng mát, giảm tiếng ồn mà nó còn có giá trị tình tinh thần to lớn. Tuy nhiên nếu không có biện phát chặt bỏ hay cải tạo, sẽ gây ra nhưng hậu quả nghiêm trọng cho tính mạng của người dân khi đi qua những con đường, tuyến phố đó trong nhừng ngày mưa bão.
Lường trước được thực trạng trên từ những năm 1999, thành phố Hồ Chí Minh mà đại diện là công ty cây xanh Thành phố đã có một đề án nhằm “ Đốn cải tạo một số cây già cỗi trên đường phố Sài Gòn” Đề án này có nêu rõ vị trí cũng của từng cây sẽ bị chặt bỏ. Tuy nhiên, khi tiến hành chặt bỏ các cây trên tuyến phố Trần Quốc Toản – con đường có nhiều cây cổ thụ, đã có 3 vụ tai nạn do các cành cây gãy, rơi xuống người đi đường, dự án đã bị dư luận phản đối gay gắt nên đã tạm dừng, không triển khai thêm nữa.
Khi chặt bỏ các cây dầu tại Lam Sơn, thấy thực trạng về tình hình cây, rễ cây đã mục nát, việc cây bị ngã đổ chỉ là vấn đề sớm hay muộn. Không chỉ đối với cây dầu, theo khảo sát trong cơn bão số 1 ngày 1-4-2012 đã có 208/683 cây lim xẹt bị ngã đổ. Do đó, thiết nghĩ đã đến lúc đề án “ Đốn cải tạo một số cây già cỗi trên đường phố Sài Gòn” được khởi động lại sau khi bị tạm dừng hơn 15 năm qua. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên có các biện pháp nhằm không gây mất cân bằng sinh thái bằng cách khảo sát kỹ các cây cần chặt bỏ, không chặt hàng loạt, trồng cây bổ sung ngay khi chặt.
Xem thêm