Khi ao nuôi thủy sản bị niễm phèn khiến các loại tôm, cá nuôi sinh trưởng, phát triển kém, tỷ lệ sống sót thấp, kém hiệu quả và năng suất trong nuôi trồng. Do đó cần xử lý phèn ao nuôi để đảm bảo thuận lợi trong suốt quá trình nuôi.
Thường xuyên tiến hành kiểm tra pH bởi khi ao nuôi nhiễm phèn nặng thường kéo theo độ pH thấp. Thịnh Phát cung cấp đầy đủ các dòng máy đo pH để bàn chuyên dụng, máy đo pH cầm tay linh hoạt nhỏ gọn, dễ sử dụng và bút đo tiện ích, cho kết quả chính xác cao. Đa dạng các dòng máy như: Bút đo PH ATC 01; Bút đo pH AZ 8692; Bút đo pH ống dài AZ 8694 đầu thuỷ tinh nhọn; Bút đo pH ống dài AZ 8695 – đo mặt phẳng; Bút đo pH ống dài thuỷ tinh AZ 8693; Máy để bàn đo chất lượng nước AZ 86505; Máy để bàn đo đa chỉ tiêu AZ 86505; Máy đo đa chỉ tiêu AZ 8603 + 1 bộ Kit thử nhanh; Máy đo pH cầm tay HANNA HI8010; Máy đo pH cầm tay Hanna HI8014; Máy đo pH cầm tay HANNA HI8314 (pH, ORP, nhiệt độ); Máy đo pH cầm tay Mettler Toledo Pro2Go; Máy đo pH cầm tay Mettler Toledo SG2-FK; Máy đo pH có ngõ ra analog pH-512A; Máy Đo pH trong thực phẩm Hanna HI98161; Máy đo pH, mV Hanna HI9124; Máy đo pH/ ORP cầm tay AZ 8651; Máy đo pH/độ dẫn điện Mettler Toledo SG23 – SevenGo Duo; Máy đo pH/EC/TDS/nhiệt độ cầm tay HANNA HI 9811-5; Máy đo pH/EC/TDS/Nhiệt độ cho Hydro Hanna HI9814; Máy đo pH/EC/TDS/Nhiệt độ Hanna HI991301. Cùng với đó hàm lượng canxi thấp cũng gây mất cân bằng áp suất thẩm thấu giữa thủy sản nuôi với môi trường nước. Khi đó tôm nuôi khó lột vỏ, mềm vỏ, dính vỏ không lột hoàn toàn, ảnh hưởng đến tỷ lệ sống sót.
Khi ao nuôi nhiễm phèn tác động khiến giảm khả năng gắn kết của oxy và hợp chất HP trong máu thủy sản khiến hô hấp tăng mạnh, thủy sản nuôi mất nhiều năng lượng hơn, giảm tốc độ sinh trưởng, sinh sản, năng suất ảnh hưởng nghiêm trọng. Hợp chất phèn trong ao bám vào mang tôm, cá gây cản trở hô hấp. pH ao nuôi thấp khiến khí độc H2S tăng cao, ức chế hoạt động trao đổi chất của tôm nuôi khiến chúng còi cọc, chậm lớn, màu sắc không tươi, mất giá khi thu hoạch.
Ao nuôi nhiễm phèn cũng khiến tảo phát triển chậm, khó gây màu cho ao, màu nước biến động thường xuyên do tảo biến động.
Nguyên nhân dẫn đến ao nhiễm phèn
Ao nuôi nhiễm phèn do đất khu vực ao nuôi chứa sulfat cao, chất FeS2 cao. Vùng ao nhiễm phèn thường màu xám đen, phơi khô đất thường có phấn trắng, khi đó xử lý ao nhiễm phèn để nuôi tôm rất vất vả.
Những biểu hiện
Dấu hiệu nhận biết ao nhiễm phèn biểu hiện sau mưa, ao thường chuyển nước trong hơn, hoặc màu trà nhạt hay có váng vàng nhạt trên mặt ao, không thấy tảo phát triển.
Với ao nuôi cá, khi nhiễm phèn, da cá màu đen, cá chậm phát triển, còi cọc. Kiểm tra pH xuống mức quá thấp, có hiện tượng cá chết đồng loạt mà nguyên nhân không rõ.
Với ao tôm, khi nhiễm phèn, tôm chuyển màu vàng nhạt, vàng đậm, sờ tôm thấy cứng hơn bình thường; mang tôm chuyển vàng và sơ cứng. Lúc này tôm khó lột vỏ, bỏ ăn sau mưa. Nếu phèn nhiễm nặng khiến tôm dạt vào bờ ao và rải rác chết do phèn bám nhiều vào mang khiến tôm ngạt thở, tôm khó thực hiện hô hấp.
Biện pháp xử lý nhiễm phèn trong ao nuôi
Không nên phơi đáy ao khi cải tạo bởi khiến Pyrit bị oxy hóa tạo ra Fe(OH)2, giải phóng H+ khiến pH giảm. Cần cải tạo ao ướt như cày ngâm nước, thau chua liên tục khoảng 3-4 lần. Sau khi tiến hành thau chua, nước vẫn đỏ thì bón phân lân (photpho) theo tỷ lệ 2-3kg/100m2 để sắt giảm.
Dùng vôi công nghiệp (CaO) khử trùng và tăng pH, hệ đệm trong ao theo tỷ lệ 15-20kg/100m2, rải đều vôi xuống đáy và bờ ao. Sử dụng máy do pH để đo pH đáy ao, đảm bảo pH đạt từ 7.5 trở lên, nếu chưa đạt tiếp tục bón vôi. Nếu có điều kiện đầu tư thì trải bạt toàn bộ đáy ao để ngăn phèn.
Với ao đất phèn, tăng công suất quạt nước lên 25-30hp/ha và nên dùng cánh quạt lông nhím để đủ dưỡng khí cho tôm.
Mức nước ao cần duy trì 1.2-1.5m, khử trùng và bật quạt nước, tiếp tục tiến hành dùng máy đo pH kiểm tra nồng độ trong ao, nếu chỉ số pH còn thấp thì tiếp tục lấy vôi nông nghiệp và vôi đen (dolomite) pha loãng tạt xuống ao buổi đêm tỷ lệ 2-4kg/100m2.
Khi nước đã được xử lý, có thể bón cám ủ, bột cá gây màu nước để bổ sung chất khoáng giữ màu nước ao bền lâu.
Khi màu nước ao đã lên, tiến hành kiểm tra độ trong ao nuôi đạt 35-40cm là đạt tiêu chuẩn. Trước khi thả tôm cần kiểm tra môi trường ao nuôi với các yếu tố như pH, độ mặn, H2S.
Quá trình nuôi, sau mỗi trận mưa, axit và xì phèn trên bờ có thể trôi xuống ao giảm pH, cần tạt vôi để điều chỉnh pH cân bằng. Có thể rải vôi nông nghiệp quanh bờ trước khi trời mưa to. Khi mưa lớn, mực nước ao lên cao, có thể xả nước mặt ao tránh độ mặn giảm đột ngột tràn vào bờ, tránh vỡ cống, kết hợp quạt nước tránh phân tầng nước ao nuôi.
Khi trời có cơn mưa lớn, cần giảm thức ăn, có thể ngưng cho ăn, khi trời ngớt mưa, cho ăn trở lại và giảm lượng thức ăn từ 30-50%. Nếu không điều chỉnh, thức ăn dư thừa khiến tảo phát triển gây dao động pH, tôm bị đóng rong.
Để tăng đề kháng cho tôm, tránh tôm mềm vỏ nên trộn men vi sinh, khoáng chất, vitamin C vào bữa chính cho tôm. Từ tháng thứ 2 trở đi, liên tục vận hành quạt khí để đủ dưỡng chất cho tôm, ổn định Ph ao bằng vôi. Sau 2 tháng, tiến hành xi phông đáy ao, dùng quạt nước gom chất thải tụ lại, tạo môi trường lành mạnh cho tôm phát triển tốt.