Mùa mưa đến thường gây biến động môi trường ao nuôi, gây dịch bệnh, rủi ro và giảm hiệu quả kinh tế cho người nuôi trồng thủy sản. Do vậy người nuôi cần hết sức lưu ý quản lý môi trường ao nuôi, chăm sóc thủy sản trong ao nuôi, lồng bè để hạn chế rủi ro, thiệt hại.
Chia sẻ của ông Út (P.12. Vũng Tàu) cho hay, so với mùa nắng, mùa mưa nuôi tôm khá rủi ro, hạn chế. Mưa xuống gây giảm pH trong ao khiến môi trường nước biến đổi, vi khuẩn sinh sôi ảnh hưởng đến tôm, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh đốm trắng và bệnh thân đỏ trên tôm.
Chưa kể đến những tác động ô nhiễm môi trường từ nguồn nước ao nuôi. Cụ thể tại khu vực nuôi phường 12, nguồn cung cấp nước vào ao nuôi chủ yếu từ sông Dinh. Khu vực này có nhiều nhà máy, xí nghiệp hoạt động nên khi mưa nước thải của nhà máy hòa vào nước sông nên nếu người nuôi vô tình sử dụng nguồn nước này dẫn vào ao mà không qua xử lý sẽ gây dịch bệnh cho ao nuôi.
Thực trạng này xảy ra khá phổ biến ở nhiều nơi trong tỉnh. Ngoài ra với vùng nuôi tôm Phước Thuận còn chịu khó khăn khi mùa mưa đến độ mặn của nước sẽ giảm rất thấp. Nhiều thời điểm mưa độ mặn trong ao nuôi giảm chỉ còn 1-2‰, quá thấp so với chỉ tiêu của nuôi tôm nước lợ là trên 8‰. Sử dụng các thiết bị đo độ mặn chuyên dụng Thịnh Phát để kiểm soát môi trường ao nuôi, đảm bảo thủy sản sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, cho nắng suất cao. Đa dạng các máy đo mặn như Bút Đo Độ Dẫn Điện và Nhiệt độ AZ 8352; Bút đo độ mặn AZ8371; Bút đo độ mặn cầm tay AZ8372; Bút đo pH/ ORP/ EC/ TDS/ Độ mặn AM-AL-01; Máy đo độ mặn AZ8602; Máy đo EC/TSD/Điện trở suất/ Độ mặn Hanna HI98192.
Theo kỹ sư Thu Nga – Phòng quản lý nuôi trồng thủy sản, Chi cục Thủy sản tỉnh cho rằng: Vào thời điểm mùa mưa, nuôi trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn. Khi vào mùa mưa khiến thời tiết tahy đổi bất thường kéo theo yếu tố thủy lý hay thủy hóa cũng cũng biến đổi bất thường, tạo thuận lợi cho nguy cơ lây lan dịch bệnh. Cùng với đó vào mùa mưa lướn dễ gây ra tình trạng thủy sản tràn bờ ao, tràn bờ dầm mà ra ngoài gây thất thoát lướn và thiệt hại lớn cho người nuôi trồng thủy sản. Nếu không kịp thời có biện pháp ứng phó, khắc phục sẽ để lại gánh nặng thiệt hại rất lớn cho người nuôi thủy sản. Riêng với nuôi tôm, khi mưa xuống, tôm nuôi trong môi trường độ mặn thấp rất dễ mắc bệnh mềm vỏ, giảm khả năng đề kháng và khả năng phòng bệnh kém, khi gặp môi trường nước bất lợi, tôm sẽ bị sốc và hao hụt nhanh.
Do vậy người nuôi cần hết sức cẩn trọng khi chưa có dự án kênh mương dẫn nước mặn để cung cấp cho ao nuôi. Cần theo dõi điều tiết nguồn nước ngọt, theo dõi các kết quả quan trắc để có thể chọn thời điểm thích hợp để dẫn nước đủ độ mặn vào ao nuôi.
Với ao nuôi tôm thương phẩm, người nuôi cần thường xuyên theo dõi và bổ sung kịp thời oxy hòa tan vào ao nuôi bằng quạt nước hay máy bơm nhằm tránh hiện tượng phân tầng trong ao nuôi.
Xung quanh ao cần có hệ thống gom nước mưa, tránh nước mưa dồn dập tràn vào ao nuôi khiến pH giảm đột ngột có thể gây ra hiện tượng tôm chết hàng loạt.
Với vùng nuôi tôm bán thâm canh, nuôi tôm thâm canh, người nuôi cần phải liên tục theo dõi haojt động của tôm nuôi và kiểm soát môi trường nước sau trận mưa để kịp thời ứng phó, xử lý. Tiến hành tăng cường gia cố, chỉnh sửa bờ ao, cống dẫn nước, hạn chế sụt lở, hư hòng, hở gây thủy sản thất thoát ra bên ngoài.
Với nuôi cá lồng bè, cần tiến hành vệ sinh lồng sạch sẽ, thông thoáng ở khu thoát nước và treo vôi khu dòng chảy để phòng bệnh cho cá. Tiến hành san thưa cá trong lồng; cho cá ăn đủ dinh dưỡng, tránh thức ăn tươi bị ươn nhằm bổ sung dinh dưỡng, vitamin cho cá để tăng đề kháng, tăng khả năng chống nhiễm bệnh. Theo dõi hoạt động của cá và môi trường nước để kịp thời ứng phó và xử lý khi có bất kỳ biến động nào. Chuẩn bị máy cung cấp oxy hòa tan để kịp thời bổ sung oxy khi xảy ra tình trạng thiếu oxy cục bộ. Cùng với đó, người nuôi thủy sản cần theo dõi chặt chẽ các diễn biến thời tiết, tình hình mưa bão trên phương tiện truyền thông, mực nước lũ trên sông gần khu vực nuôi để chủ động dự phòng trước những biện pháp ứng phó bảo vệ thủy sản hiệu quả.