Môi trường ao nuôi tôm mùa mưa thường biến động đột ngột khiến tôm khó thích nghi, dễ bị sốc, sức đề kháng giảm, dễ dịch bệnh. Do vậy vào mùa mưa, người nuôi cần hết sức lưu ý trong quản lý môi trường để đảm bảo an toàn cho đàn tôm nuôi.
Lưu ý ao nuôi
Luôn đảm bảo ao nuôi có hệ thống ao chứa lắng, tối thiểu bằng 1/3 ao nuôi và có điều kiện thì ao lắng bằng ao nuôi càng tốt.
Ao lắng cần đảm bảo được xử lý nước dẫn vào đạt tiêu chuẩn
Luôn đảm bảo lượng nước cần thiết để đủ cung cấp cho ao suốt quá trình nuôi tôm.
Tăng cường đảm bảo đủ oxy ao nuôi tôm
Trang bị quạt nước để đảm bảo đủ oxy ao nuôi tôm rất quan trọng. Các chuyên gia xác nhận cứ 1 cánh quạt sẽ cung cấp đủ oxy cho 2.800 con tôm từ khi thả đến khi thu hoạch.
Quạt oxy cần lắp đúng để đảm bảo các chất hữu cơ trong ao được gom vào giữa đáy ao nuôi. Tăng oxy cho đáy ao, làm hệ thống bạt lót để tăng diện tích ở cho tôm.
Bón vôi cho ao nuôi tôm
Luôn theo dõi, đo độ pH để đảm bảo ao nuôi luôn đạt ngưỡng pH từ 7.5-8.5. Thời điểm sau mưa, axit trong nước mưa sẽ khiến pH giảm đột ngột và có thể khiến tôm bị sốc. Thịnh Phát cung cấp đầy đủ các dòng máu đo pH để bàn chuyên dụng, máy đo pH cầm tay linh hoạt nhỏ gọn, dễ sử dụng và bút đo tiện ích, cho kết quả chính xác cao. Đa dạng các dòng máy như: Bút đo PH ATC 01; Bút đo pH AZ 8692; Bút đo pH ống dài AZ 8694 đầu thuỷ tinh nhọn; Bút đo pH ống dài AZ 8695 – đo mặt phẳng; Bút đo pH ống dài thuỷ tinh AZ 8693; Máy để bàn đo chất lượng nước AZ 86505; Máy để bàn đo đa chỉ tiêu AZ 86505; Máy đo đa chỉ tiêu AZ 8603 + 1 bộ Kit thử nhanh; Máy đo pH cầm tay HANNA HI8010; Máy đo pH cầm tay Hanna HI8014; Máy đo pH cầm tay HANNA HI8314 (pH, ORP, nhiệt độ); Máy đo pH cầm tay Mettler Toledo Pro2Go; Máy đo pH cầm tay Mettler Toledo SG2-FK; Máy đo pH có ngõ ra analog pH-512A; Máy Đo pH trong thực phẩm Hanna HI98161; Máy đo pH, mV Hanna HI9124; Máy đo pH/ ORP cầm tay AZ 8651; Máy đo pH/độ dẫn điện Mettler Toledo SG23 – SevenGo Duo; Máy đo pH/EC/TDS/nhiệt độ cầm tay HANNA HI 9811-5; Máy đo pH/EC/TDS/Nhiệt độ cho Hydro Hanna HI9814; Máy đo pH/EC/TDS/Nhiệt độ Hanna HI991301.
Do vậy cần theo dõi chặt pH để bón vôi bổ sung sau mưa, cân bằng pH, tránh sốc cho tôm.
Kết hợp quạt nước, tránh phân tầng nước
Khi thấy dấu hiệu mưa lớn xuất hiện, rải vôi ở bờ ao.
Thả tôm với mật độ vừa phải
Vào mùa mưa, tránh thả tôm với mật độ dày nên thả tôm mật độ vừa phải bởi hàm lượng oxy hòa tan thấp, các yếu tố môi trường dễ biến động đột ngột như pH, độ mặn, độ kiềm… dễ gây sốc cho tôm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đàn tôm nuôi.
Chú ý thức ăn
Trời mưa lớn, cần hết sức chú ý lượng thức ăn rải xuống ao nuôi cho tôm ăn. Đặc biệt tránh thức ăn dư thừa trong ao vì sẽ khiến xảy ra hiện tượng đóng rong, tảo lục sẽ phát triển mạnh gây dao động cho pH trong ao nuôi.
Xử lý nước trong ao nuôi
Sau mưa, nước ao thường rất đục, dù không ảnh hưởng trực tiếp đến tôm nhưng sẽ khiến tảo khó quang hợp gây thiếu oxy, dẫn đến tôm ngạt thở nên thường bị sưng hoặc vàng mang do phù sa bám vào.
Để khắc phục tình trạng này, nếu ao nuôi 5.000m3 nước, có thể dùng 150kg thạch cao để đánh tăng độ trong ao nuôi. Khi dùng thạch cao thì cần nâng độ kiềm ao nuôi lên 100ppm rồi mới tiến hành đánh trong nước ao.
Lưu ý tảo khi độ mặn dao động
Khi độ mặn trong ao biến động, cần theo dõi chặt chẽ để tránh tảo màu xanh xuất hiện và nhanh bị tàn lụi khiến pH cũng biến động trong ngày và oxy thường thiếu vào sáng sớm khiến tôm bị đóng rong và đen mang.
Lưu ý môi trường nước và vận động của tôm sau mưa
Người nuôi cần thưởng xuyên kiểm tra tôm sau mưa như màu sắc, phản xạ của tôm, hình thức bên ngoài, thức ăn của tôm…
Lưu ý các yếu tố môi trường như pH, độ mặn, độ kiềm, độ đục…
Những yếu tố môi trường dễ ảnh hưởng biến động trong ao nuôi tôm sau mưa cần lưu ý như
Oxy, pH, nhiệt độ nước, độ mặn ao nuôi giảm đột ngột
Các chất hữu cơ nhiều hơn và tụ dưới đáy ao nuôi.
Gió mạnh khiến chất hữu cơ và bùn đáy ao đảo lộn lên tầng trên
Vi khuẩn gây bệnh bùng phát lấn chiếm vi khuẩn có lợi.
Các yếu tố môi trường thay đổi khiến tảo đột ngột tàn dẫn đến tôm lột xác nhiều.
Những tác động để lại hậu quả sau mưa cho tôm nuôi như
Tiếng ồn lớn của mưa khiến tôm sợ hại núp sâu xuống đáy ao, nơi tiếng ồn thấp, nhiệt độ ấm hơn. Thế nhưng đáy ao lại là nơi vi khuẩn và chất thải tập trung dễ gây bệnh cho tôm.
Đáy ao đảo lộn do đàn tôm cùng xục xuống bùn khiến khí độc ở đáy ao khuếch tán vào nước, dinh dưỡng cũng khuếch tán vào nước khiến vi khuẩn gây bệnh bùng phát.
Tôm lột dễ bị mềm vỏ do bị kích thích đột ngột, nước mưa khiến khoáng chất giảm nên khiến tôm khó tái tạo vỏ hơn.
Khi nhiệt độ giảm đột ngột 10 độ C, tôm giảm ăn từ 5-10%; khi nhiệt độ giảm đột ngột 30 độ C, tôm giảm ăn 30-50%.
Khi nhiệt độ tăng trở lại, vi khuẩn tăng đột biến do chất hữu cơ nhiều khiến thiếu oxy trong nước.
Khi mưa lớn, tỷ lệ tôm chết chiếm 2-3%, nếu mưa kéo dài cả tuần nguy cơ tôm chết đến 50% bởi các yếu tố môi trường thay đổi, bệnh bùng phát.