Thường xuyên đo kiểm tra độ mặn, tránh thiệt hại đáng tiếc xảy ra với nghêu

Trên địa bàn Ba Tri, Bến Tre đang xảy ra tình trạng nghêu chết rải rác với thiệt hại hàng trăm tấn nghêu tại các hợp tác xã (HTX).

Tại HTX An Thủy, nghêu chết ước chừng 100 tấn ở kích cỡ từ 50-80 con/kg; tại HTX Bảo Thuận, Tân Thủy lượng nghêu chết ước chiếm 5% với tổng lượng bãi nghêu ước đạt 600 tấn.

Theo cơ quan chức năng trên địa bàn cho hay, nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghêu chết là do độ mặn đột ngột tăng cao cùng với tình hình thời tiết nắng nóng.

Trước thời điểm nghêu chết độ mặn ở khu vực các bãi nuôi nghêu đô được từ 19-20%o, còn khi các khu vực xảy ra hiện tượng nghêu chết hàng loạt, độ mặn đo được thời điểm đó lên tới 27-28%o. Dù mức độ mặn này vẫn nằm trong ngưỡng phù hợp với chịu đựng của nghêu nhưng do độ mặn tăng quá đột ngột trong thời điểm phơi bãi nghêu khiến nghêu yếu và chết.

Cơ quan chức năng đã chuyển đầy đủ yếu tố liên quan đến Viện nghiên cứu để tìm hiểu nguyên nhân cụ thể.

 

Theo đánh giá mức tỷ lệ nghêu chết 5-10% còn nằm trong ngưỡng tỷ lệ cho phép. Công việc cần làm là hướng dẫn người nuôi làm sạch môi trường bãi nghêu, thu dọn vỏ xác nghêu chết để tránh ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng đến nghêu đang sống. Đồng thời thường xuyên tiến hành đo độ mặn, tiến hành san thưa, di chuyển nghêu ở những bài dày. Sử dụng các thiết bị đo độ mặn chuyên dụng Thịnh Phát để kiểm soát độ mặn, đảm bảo môi trường sống cho nghêu. Đa dạng các máy đo mặn như Bút Đo Độ Dẫn Điện và Nhiệt độ AZ 8352; Bút đo độ mặn AZ8371; Bút đo độ mặn cầm tay AZ8372; Bút đo pH/ ORP/ EC/ TDS/ Độ mặn AM-AL-01; Máy đo độ mặn AZ8602; Máy đo EC/TSD/Điện trở suất/ Độ mặn Hanna HI98192.

Trước đó, cơ quan chức năng tỉnh Bến Tre đã có những khuyến cáo cho các HTX về kỹ thuật xử lý các trường hợp nghêu chết bất thường và ứng phó khi thời tiết bất lợi.

Trong đó, người nuôi cần thường xuyên kiểm tra môi trường bãi nuôi, theo dõi sự phát triển của nghêu và sự biến động của thời tiết. Cơ quan chức năng cũng tiến hành phân công cán bộ đo đạc kiểm tra các yếu tố môi trường như độ mặn, pH, nhiệt độ bãi nuôi… nhằm phát hiện những biến động bất lợi để đưa ra giải pháp quản lý tốt.

Với những giai đoạn nghêu nhỏ chưa đạt kích cỡ thu hoạch cần tiến hành san thưa hoặc di dời đến bãi nuôi sâu hơn, giảm mật độ nghêu ở khu vực gò cao và mật độ trung bình từ 150-200con/m2. Với những HTX và hộ nuôi tập trung khẩn trương thu hoạch nghêu đạt kích cỡ thương phẩm. Đồng thời thu gom nghêu chết tránh gây ô nhiễm môi trường bãi nuôi; tuyệt đối không đem nhuyễn thể sống ở khu vực bị nhiễm bệnh đến vùng nuôi khác nhằm tránh lây lan.

Địa bàn Bến Tre có phong trào nuôi nghêu phát triển mạnh tại khu vực ĐBSCL, toàn tỉnh có tổng diện tích nuôi nghêu đạt 3.762ha gồm 3.417ha nghêu thịt và 345ha nghêu giống với 9 hợp tác xã nuôi nghêu và người nuôi tập trung.