Quá trình đô thị hóa không hoàn thiện và những cái giá phải trả đối với giá trị của văn hóa Việt Nam

Quá trình đô thị hóa không hoàn thiện và những cái giá phải trả đối với giá trị của văn hóa Việt Nam

Nói đền làng quê, là ta nhớ đến hình ảnh cây đa, giếng nước, mái đình. Tuy nhiên, giờ đây, quá trình đô thị hóa cùng với sự xây dựng không có quy hoạch dẫn đến những tác động xấu khiến hình ảnh làng quê Việt không cong những giá trị văn hóa như ban đầu.

Giá trị làng truyền thống không còn nữa

20

Khi nhớ đến quê nhà, ta thường tưởng tượng đến những không gian yên bình với những ngôi nhà mái ngói 3 gian truyền thống, sân gạch rộng rãi để lũ trẻ tha hồ đùa chơi, hay những chiếc cổng làng sừng sững uy nghi, cây gạo đỏ rực nhắc nhở mỗi người con xa quê khi quay về nhà. Thế nhưng giờ đây, cấu trúc đó đã bị phá vỡ do quá trình đô thị hóa cũng như những sự thay đổi của cơ cấu sản xuất.  Chúng ta khó có thể bắt gặp được kiến trúc xưa khi mà nhưng công trình xây dựng muôn màu vạn trạng được xây dựng từ, các khoảng đất canh tác ven làng hay các ao hồ bị xóa bỏ. Nếu trước đây, hình ảnh con đường láng ngoằng nghèo lát gạch mà ta chỉ đi bộ hoặc dắt gia súc thì nay đã được lát gạch và đổ bê tông để đáp ứng nhu cầu đi lại của các phương tiện đa dạng hơn, của cả xe máy và ô tô. Cũng bởi lẽ đó, tắc đường tại khu vực nông thôn cũng không còn quá xa lạ  Mặc dù, kiến trúc làng xóm vẫn còn hình ảnh của các hình ảnh đình – đền – miếu – mạo tuy nhiên giường như đó là những nơi duy nhất còn chút không gian yên bình, thoáng đãng tuy nhiên khó có thể tìm thấy những hình ảnh như giếng nước, cây đa những hình ảnh mang giá trị linh hồn của làng quê xưa trong những làng quê đậm chất đô thị thời bấy giờ.

Những sự thay đổi nhanh chóng của làng xã khiến cho không ít người cảm thấy lạ lẫm, khi cho rằng, đó không phải là làng quê xưa của mình. Mặc dù tiếc nuối, nhưng các cụ già dường như không biết làm sao, muốn giữ lại kiến trúc nhà ba gian cổ nhưng lại sợ bị coi là “ lập dị “ nên cũng đồng ý để con cháu phá đi xây nhà tầng. Khi mà những tấm bảng làng nghề gia truyền bị gỡ xuống, thay vào là các biển môi giới đất đai, các dịch vụ, khoan cắt bê tông, cung cấp vật liệu xây dựng, ta không thể nhận ra vẻ đẹp của làng quê xưa.

Những sự thay đổi của làng quê Việt do sự tác động của sự đô thị hóa.

Dù vốn biết, sự phát triển luôn đi liền với sự thay đổi, thế nhưng làm  thể nào để cái mới, cái tốt đẹp được diễn ra nhưng cãi cũ, những giá trị văn hóa vẫn được duy trì thì đó quả thật là một câu chuyện dài. Thế nhưng, giờ đâym cái mới lại mang đến nhiều hệ quả bất cập. Nếu trước đây, mặc dù hoàn toàn không có hệ thống thoát nước tuy nhiên việc úng, ngập lại chưa bao giờ diễn ra vậy nhưng giờ đây, khi quá trình đô thị hóa diễn ra mặc dù có nhiều cống thoát nước nhưng mỗi khi mưa về việc úng ngập dường như đã trở thành chuyện thường tình. Có thể kể đến nguyên nhân là do việc ao hồ bị san lấp, khi đó không còn chỗ để thoát nước cũng như khi mà các cây cối bị chặt, trong khi hệ thống thoát nước không đồng bộ, chứa nhỏ, không đáp ứng được nhu cầu xử dụng. Thiếu quy hoạch, sự phát triển dẫn đến nhiều thay đổi, không chỉ hệ thống thoát nước không đáp ứng được nhu cầu mà hệ thống xử lý rác thải cũng trong tình trạng tương tự. Ngày nay, rác thải nông thôn cũng trở thành một vấn đề khá nan giải. Rác thải nông thôn chủ yếu là di sinh hoạt, rác từ hoạt động sản xuất, chất thải tại các làng nghề. Nếu trước đây, chất thải chủ yểu là rơm rạ, những chất hữu cơ dễ phân huy, thì giờ đây, rác thải sinh hoạt chủ yếu là vô cơ, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật hoặc các chất thải loại tại các làng nghề. Thế nhưng phương pháp xử lý rác thải chủ yếu vẫn là xử lý thủ công thông qua chôn lấp đốt mà không hề có các biện pháp trước tiêu hủy. Quá trình xử lý rác thải này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất, nước và cả không khí. Điều đó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân, nhiều khu làng đã trở thành làng ung thư.

Mặc dù quá trình biến đổi của cấu trúc làng là tất yếu của sự hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn cũng như quá trình đô thị hóa của xã hội. Quá trình này đã có những tác động tích cực ddeeens đời sống của người dân khi hệ thống điện, đường, trường trạm ngày càng được đầu tư cuộc sống người dân được cải thiện. Thế nhưng những tồn tại hậu cực quả tiêu cực của quá trình này cũng được thấy rõ. Bởi vậy, vấn đề đặt ra làm sao để có thể phát triển nông thôn một cách bền vững khi mà vừa phát triển kinh tế nhưng cũng bảo vệ được các nết đẹp truyền thống vốn có từ bao đời nay.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *